năm 1961, ông Diệm đã gửi cho Tổng thống Kennedy một lá thư dài trình
bày tình trạng bi đát của nhân dân miền Nam do Cộng Sản gây ra để kêu gọi
vị Tổng thống nước bạn giúp đỡ [19]. Lá thư này đã hợp pháp hóa và chính
đáng hóa quyết định gửi quân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam của
Kennedy và củng cố thêm lập trường chống Cộng quyết liệt của ông Diệm
lúc bấy giờ. Ngay những tháng cuối cùng của chế độ, lúc ông cho tấn công
các cơ sở Phật giáo và đàn áp Tăng Ni thì ông cũng nhân danh sự đe doạ
của Cộng Sản để biện minh cho chính sách tàn bạo đó thì tại sao từ cái lập
trường thân Mỹ, chống Cộng sắt đá như thế ông lại hoán chuyển tương quan
thù bạn để chủ trương đuổi đồng minh Mỹ và bắt tay với kẻ thù Cộng Sản
mà nay ông gọi là “anh em”.
Tôi là một cán bộ trung kiên với ông Diệm vì lập trường yêu nước và chống
Cộng Sản, thì việc chuyển đổi tư tưởng và lập trường của ông đã tạo cho tôi
một nỗi băn khoăn, thắc mắc rất quan yếu. Tôi cứ tự hỏi chủ trương thỏa
hiệp với Hà Nội là chính của ông Diệm hay của ông Ngô Đình Nhu. Tôi
thật tâm nghi ngờ rằng ông Diệm đã bị ông Nhu thuyết phục lôi kéo vì ông
Diệm thiếu quyết đoán mà lại cả nể ông Ngô Đình Nhu. Thật thế, cuộc đời
chính trị của ông Diệm đã cho thấy thời làm quan Nam triều ông nổi tiếng là
nhờ thái độ “cần kiệm liêm chính” chứ không phải nhờ tài năng trí tuệ, vì
mọi chính sách và hoạt động đều đã có quan Tây chỉ bảo. Ông chỉ cần thi
hành đúng đắn đường lối cai trị và chính sách đô hộ của người Pháp là đủ
để được thăng quan tiến chức rồi. Từ ngày làm Tổng thống, vì thiếu khả
năng lãnh đạo, lại mang tính tình bất thường khi nhu khi cương, đầu óc lộn
xộn, nên ông đã phải nhờ quá nhiều vào sự giúp sức của anh em, vì vậy sau
đó hoàn toàn bị anh em chi phối điều động. Từ sau biến cố Nhảy Dù cuối
năm 1960, người ta thấy tương quan của hai anh em ông Diệm–Nhu trong
Phủ Tổng thống không khác gì thời vua Lê chúa Trịnh, dù bề ngoài ông
Diệm vẫn cố giữ cái thể thống của một vị nguyên thủ quốc gia. Từ sau cuộc
đảo chánh Nhảy Dù, nhất là từ ngày dọn về dinh Gia Long (sau cuộc ném
bom dinh Độc Lập), những người trong Dinh thường thấy ông Diệm hàng