ngày kẹp hồ sơ xuống văn phòng ông Nhu ở tầng dưới để bàn công việc,
tham khảo ý kiến. Người ta có cảm tưởng ông Diệm đã hành xử như một
viên chức thừa hành mang hồ sơ đến trình bày công việc với thượng cấp là
ông Nhu. Trong biến cố Phật giáo, ông Diệm đóng vai trò của một ống loa
để tuyên bố, còn tất cả kế hoạch đối phó với cuộc khủng hoảng đều do ông
Ngô Đình Nhu thiết kế và quyết định; mà ông Nhu thì lại vốn là người quá
nể vợ, nếu không muốn nói là sợ vợ, như các nhân chứng và tài liệu đã nói
rõ. Thành ra trong dinh Tổng thống, nhất là vào những năm cuối cùng, ông
Diệm đã biến thành nhân vật thứ ba, nằm dưới quyền hành tuyệt đỉnh của
vợ chồng Ngô Đình Nhu.
Để thấy rõ bộ máy lãnh đạo tối cao của chế độ và để xác định đúng vị trí
của ông Diệm trong bộ máy này, ta hãy nghe những chứng nhân ngày ngày
từng trực tiếp theo dõi và liên hệ gần gũi với bộ máy đó mô tả. Ông Nguyễn
Thái, cựu Giám đốc Việt Tấn Xã, viết rằng:
Mặc dù là lãnh tụ của chế độ, Ngô Đình Diệm đã không thể và thật sự
không quyết định một mình, hoàn toàn độc lập khỏi những trung tâm quyền
lực khác trong chế độ được. Ngược lại ông đã bị họ ảnh hưởng, và những
quyết định của ông phản ánh không những lối suy nghĩ của ông mà còn của
họ nữa. Dù ông Diệm có biết hay không rằng ông đang bị chi phối bởi anh
em khác trong gia đình thì ông Diệm vẫn có vẻ như tha thứ, làm ngơ, hay
ngay cả nương dựa vào ảnh hưởng đó của họ.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau và liên hệ về quyền lực giữa anh em trong hệ thống
lãnh đạo của Tổng thống Diệm được gọi là “gia đình trị”. Điều này không
thể không chú ý được bởi vì nó là trung tâm guồng máy cai trị đàng sau nền
hành chánh của Nam Việt Nam. Cũng như nếu một người không biết gì về
cá nhân Ngô Đình Diệm thì người đó không thể hiểu được sự lãnh đạo của