VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 802

là giới lãnh đạo Cộng Sản tại Hà Nội; (2) là nhờ Pháp làm trung gian; và
cuối cùng là (3) đánh giá sai phản ứng của Mỹ khi “blackmail” quốc gia
này. Ngoài ra, theo ông Maneli, ông Nhu đã sống trong ảo tưởng, không biết
gì về thực tế của miền Nam mà khuynh hướng và lực lượng chính trị chống
Cộng của nhân dân Việt Nam là một sự thật không chối cãi được.


“Cấp lãnh đạo của chế độ Diệm-Nhu đã bị bệnh cận thị nặng nề mà tôi có
thể so sánh với căn bệnh của giới lãnh đạo Cộng Sản loại Stalinist” (The
leaders of the Diem-Nhu regime suffered from definite myopia which I
might compare with the myopia of the Stalinist-type Communist leaders)
[45].


Việc ông Maneli bị chấm dứt vai trò liên lạc nếu chỉ là một trở ngại kỹ thuật
trong âm mưu thỏa hiệp của chính phủ Sài Gòn, thì riêng đối với ông Nhu
nó lại là một dấu hiệu cho thấy sự can dự của các thế lực Nga và Mỹ càng
lúc càng mạnh, có thể phá vỡ âm mưu của ông. Vì vậy từ cuối tháng 9 năm
1963, ông dồn hết mọi nỗ lực vào kế hoạch tổ chức một cuộc binh biến để
chính thức thay ông Diệm hầu tiến hành những biện pháp sắt đá hơn trong
việc kiểm soát các lực lượng chống đối và nhất là hầu có thể chấm dứt
những “phá hoại” của người Mỹ.


Kế hoạch đó được gọi là kế hoạch Bravo và dự định được tổ chức vào cuối
tháng 10, ngay sau ngày Quốc Khánh. Ông Nhu định lấy Lực Lượng Đặc
Biệt của Lê Quang Tung làm chủ lực, giả vờ bắt cóc ông Diệm và Nhu đem
xuống Vũng Tàu, rồi sau đó điều động một số đơn vị do các sĩ quan Cần
Lao Công giáo của Sư đoàn 5 (Biên Hòa) và Sư đoàn 7 (Mỹ Tho) chỉ huy,
để phối hợp với một vài lực lượng không tác chiến của các Nha, Sở tại Thủ
đô, và Thanh Niên Cộng Hòa, Phụ Nữ Bán Quân Sự. Các lực lượng này sẽ
tạo một cuộc đảo chánh giả chống chính phủ không Tổng thống tại Sài Gòn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.