lên ba vấn đề quan trọng sau đây:
1. Trước hết là quyết định của ông Nhu thỏa hiệp với Cộng Sản miền Bắc.
Hòa bình và thống nhất đất nước đúng là nguyện vọng tha thiết nhất của
toàn dân và phải là nhiệm vụ hàng đầu của mọi chánh phủ miền Nam.
Nhưng không phải Hòa Bình nào cũng được, Thống Nhất dưới chế độ nào
cũng được. Một nền Hòa bình què quặt tạm bợ trong một đất nước thống
nhất dưới sự lãnh đạo chuyên chính của đảng Cộng Sản Việt Nam chắc chắn
không phải là ước mơ của nhân dân miền Nam, lại càng không phải là mục
tiêu của những chính phủ mà dân chúng miền Nam ủng hộ.
Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Năm 1955, dân
chúng bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ Ngô Đình Diệm, và suốt chín năm,
quân dân miền Nam đổ xương máu chống lại Cộng Sản, đã là những tuyên
ngôn chính trị minh bạch về lập trường chống Cộng của nhân dân miền
Nam. Do đó, nếu có thống nhất thì chính Nam quân phải tiến về giải phóng
đất Bắc và nếu có hòa bình thì phải là một nền hòa bình sau chiến thắng
hoặc sau một cuộc thương thảo mà ta nắm ưu thế. Nhưng với sự đui mù
chính trị vì chủ quan và kiêu căng, trong sự quẫn bách chính trị vì tứ bề thọ
địch, ông Nhu đã không thấy những điều đó mới dựa vào những lý thuyết
không tưởng và những chủ lực không có thật để định âm mưu thống nhất
đất nước bằng ngõ tắt và sống chung hòa bình với kẻ thù.
Ông Nhu lại cũng không biết, không hiểu đúng đắn về Cộng Sản, về lực
lượng Cộng Sản quốc tế, về tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tại miền
Bắc. Khi một tổ chức sắt thép như đảng Cộng Sản Việt Nam đã đặt ưu tiên
giải phóng miền Nam lên trên chính sách tối cần thiết là xây dựng miền