VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 800

Tôi là một người theo biện chứng Hegelian và tôi đồng ý với kết luận của
Marx: nhà nước phải biến mất [42].


Sau phần độc thoại mông lung và dài dòng đó, ông Nhu mới bắt đầu đi
thẳng vào chủ đề của buổi nói chuyện, là ông Nhu không chống lại việc
thương thảo và hợp tác với miền Bắc (“I am not against negotiations and
cooperation with the North”) và hy vọng với tư cách cũng như nhiệm vụ của
một thành viên trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, ông Maneli có
thể đóng một vai trò tích cực.


Sau khi được ông Maneli nhận lời, ông Nhu cho biết hiện nay chưa thuận
tiện để trực tiếp gặp cấp lãnh đạo Hà Nội nhưng trong tương lai gần thì mọi
sự sẽ dễ dàng hơn. Và buổi gặp mặt chấm dứt ở đó.


Ra khỏi dinh Gia Long, ông Maneli đến gặp Đại sứ Pháp Lalouette ngay, và
sau khi kể lại nội dung buổi gặp mặt với ông Nhu, ông Lalouette có vẻ bồn
chồn vì không thấy có gì cụ thể. Khi nói đến đoạn triết lý ông Nhu chống
chủ nghĩa tư bản, Lalouette đã nhận định: “Nhu vẫn mang ảo tưởng là có
thể tiến đến một sự cảm thông với Lodge. Nhu đã không muốn chặt cầu.
Nếu Nhu không bỏ ảo tưởng này thì sẽ thất bại. Nhu đã làm một lỗi lầm rất
bi thảm…” Đại sứ Lalouette cũng đồng ý với ông Maneli rằng chế độ Diệm
bị cả thế giới khinh ghét nhưng “nếu chúng ta muốn tiến đến hòa bình thì
không còn giải pháp nào nữa” [43].


Hai ngày sau đó, ông Maneli gửi một báo cáo dài, trình bày mọi chi tiết của
buổi gặp gỡ ông Nhu cho Bộ Ngoại Giao Ba Lan, Đại sứ Nga Tovmassian
tại Hà Nội và ông Hà Văn Lâu. Nhưng trong khi hai ông Tovmassian và Hà
Văn Lâu tỏ ra đặc biệt quan tâm và yêu cầu ông Maneli đi Hà Nội gấp thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.