VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 798

ông Nhu chỉ đề cập đến vấn đề một cách rất tổng quát. ông Nhu đã mở đầu
câu chuyện bằng câu: “Như ông biết, Ba Lan là quốc gia được nhiều người
Việt Nam biết đến nhất. Dĩ nhiên là sau nước Pháp” khiến cả bốn vị Đại sứ
bao quanh đều chưng hửng. Sau đó, ông Nhu nhẹ nhàng chuẩn bị cho chủ
đề:


“Đất nước chúng tôi chưa bao giờ tự nhận mình là thuộc địa của Pháp dù
chúng tôi đã lớn lên trong tinh thần của nền văn hóa Pháp… Bây giờ thì
chúng tôi lưu tâm đến hòa bình và chỉ hòa bình mà thôi… Tôi tin rằng
UHQT Kiểm Soát Đình Chiến có thể đóng, và cần đóng, một vai trò quan
trọng trong việc vãn hồi hòa bình tại Việt Nam… Chính phủ Việt Nam
mong muốn được hoạt động trong tinh thần của Hiệp Ước Genève (The
Vietnamese government wishes to act in keeping with the spirit of the
Geneva Accords)” [40].


Sau đó, ông Nhu tỏ ý muốn tiếp tục cuộc thảo luận rất hứng thú với Maneli
và cho biết sẵn sàng gặp khi nào ông Maneli muốn. Đại tá An, vị sĩ quan
liên lạc, sẽ dàn xếp. Hai ngày sau, Đại tá An gọi điện thoại cho ông Maneli
để dàn xếp một cuộc gặp gỡ với ông Nhu lúc 10 giờ sáng ngày 2 tháng 9.
Ông Maneli bèn thông báo cho Warsaw, Tòa đại sứ Nga tại Hà Nội, và Bắc
Việt biết ngay. Đại sứ Nga tỏ ra rất quan tâm đến buổi gặp mặt này và yêu
cầu phúc trình đầy đủ nội dung cuộc gặp gỡ. Riêng ông Hà Văn Lâu thì trả
lời liền: “Các đồng chí lãnh đạo đề nghị nên lắng nghe thật kỹ càng và
không hứa hẹn điều gì, ngoài việc bày tỏ thiện chí của đồng chí muốn mọi
hành động phải nằm trong khuôn khổ của Hiệp Ước Genève. Xin gửi gấp
chi tiết buổi gặp gỡ ngay sau đó”.


Tối hôm trước buổi gặp gỡ, Đại sứ Lalouette mời ông Maneli đến tư dinh và
cho biết tối đó người Mỹ sẽ tổ chức một cuộc đảo chánh Diệm Nhu. Đại sứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.