VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 797

đó sẽ tính…” Rõ ràng đã có một sự đồng thuận tối mật (supersecret
understanding) giữa Diệm-Nhu và Hà Nội. Nếu chưa có một thỏa hiệp
chính thức thì ít nhất đã có một khế ước xã hội (contract social): lúc nào
Diệm-Nhu còn chống Mỹ thì Hà Nội còn cho sống [37].


Cùng trong ngày 14 tháng 8 đó, một bản tin của Thông Tấn Xã Pháp (AFP)
từ Hà Nội đánh đi đề cập đến một cuộc phỏng vấn ông Hồ Chí Minh của ký
giả Cộng Sản Úc Wilfred Burchett trong đó “Hồ Chí Minh tuy công kích
chế độ Diệm là sản phẩm của Hoa Kỳ như thường lệ, nhưng lại mập mờ cho
rằng chỉ cần sự can thiệp của ngoại quốc chấm dứt là có thể đi đến ngưng
bắn giữa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và chính quyền miền Nam… để
tạo điều kiện thương thuyết” [38].


Ngày 25–8–1963, ông Maneli nhận được giấy mời của Tân Bộ Trưởng
Ngoại giao Trương Công Cừu tham dự một buổi tiếp tân tại Bộ. Buổi tiếp
tân này có mặt cả ông Nhu lẫn Đại sứ Mỹ Cabot Lodge, và đó là lần đầu
tiên ông Maneli gặp ông Nhu:


“Tôi đứng chung một nhóm với các Đại sứ thuộc khối Tây Âu và liếc nhìn
Nhu. Mỗi lần như thế tôi lại thấy Nhu chăm chăm nhìn tôi. Đại sứ Ý
Orlando và Khâm mạng Tòa Thánh Salvatore d’Asta giục tôi nhân cơ hội
này mà gặp vị Cố vấn Chính trị của Tổng thống, tôi bèn trả lời sẵn sàng gặp
nếu họ dàn xếp. Vị Khâm mạng Tòa sứ bèn đến nói với Nhu một hồi rồi
cùng với Orlando, Lalouette và Goburdhun bắt đầu di chuyển để tạo ra một
vòng tròn mà trong đó, “tình cờ thay” Nhu và tôi đứng giữa. Vị Khâm mạng
giới thiệu tôi với Nhu và chúng tôi bắt tay nhau” [39].


Vì là buổi gặp mặt bán chính thức trong một buổi tiếp tân công khai nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.