VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 809

tháng 8 năm 1963 (nghĩa là cho đến ngày ông Nhu hung bạo tấn công các
chùa chiền và bắt giam các tăng sĩ Phật giáo) dù liên hệ Việt–Mỹ đã trở nên
rất căng thẳng vì những hành động và những lời tuyên bố của ông Nhu, dù
tình báo Mỹ đã khám phá ra âm mưu của ông Nhu muốn thỏa hiệp với Cộng
Sản, chính quyền Kennedy vẫn chưa có ý định ủng hộ một cuộc thay đổi
cấp lãnh đạo tại miền Nam Việt Nam.


Nhưng điểm sai lầm căn bản nhất của ông Nhu là đã không nhận định được
sự vận hành của một cường quốc. Một cường quốc thì phải đặt chính sách
ngoại giao trong một quan điểm toàn cầu và dài hạn. Ngăn chận Cộng Sản
(containment) là triết lý ngoại giao chỉ đạo mọi sách lược của Hoa Kỳ lúc
bấy giờ, và giúp Việt Nam trở thành một tiền đồn chống Cộng hay yểm trợ
ông Diệm (năm 1953) về nước chống Cộng chỉ là những thể hiện có tính
cách chính sách của triết lý ngoại giao đó mà thôi. Cho nên dù chế độ
Diệm–Nhu có độc tài, tham nhũng, thì trong quá khứ Mỹ vẫn ủng hộ và sẽ
còn ủng hộ mãi cho đến khi Diệm–Nhu không chống Cộng nữa hoặc làm lợi
cho Cộng thì Mỹ mới can thiệp, vì làm lợi cho Cộng là đi ngược lại với cái
triết lý ngoại giao chỉ đạo đó.


Sự can thiệp đó có thể là chấm dứt tư cách đồng minh, có thể là vận động để
thay thế bằng cấp lãnh đạo mới. Ông Nhu không thấy rằng Mỹ giúp miền
Nam chống Cộng chứ không phải chỉ giúp riêng một gia đình họ Ngô chống
Cộng, cho nên cứ đinh ninh là có thể làm “chantage” Mỹ được. Ông Nhu cứ
tưởng rằng đối với Mỹ thì trong 15 triệu dân miền Nam chỉ có gia đình họ
Ngô là có quyết tâm và có khả năng chống Cộng mà thôi nên muốn yêu
sách gì cũng được. Và Mỹ đã không giải kết khỏi miền Nam trong năm
1963 đó, nhưng đã bỏ rơi gia đình họ Ngô.


Ông Nhu đã nhận định đúng một nửa, là Mỹ không bỏ rơi miền Nam, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.