nửa còn lại thì ông đã sai một cách thê thảm vì Mỹ sẵn sàng bỏ gia đình họ
Ngô để yểm trợ cho một thành phần lãnh đạo mới. Ngoài ra, ông Nhu cũng
không thấy rằng dù Hà Nội có thật tâm muốn thỏa hiệp để đuổi Mỹ chăng
nữa thì hai đế quốc Cộng Sản Nga–Tàu vẫn muốn cầm chân Mỹ trong một
chiến trường dai dẳng để không những bị tiêu hao uy tín chính trị và khả
năng lãnh đạo Khối Tự Do của Mỹ, mà còn làm suy nhược Hà Nội, một chư
hầu trong quỹ đạo của họ.
Vả lại, dù ông Nhu có thật sự chống Mỹ đi nữa thì đối với cấp lãnh đạo Hà
Nội, tư cách tay sai và hành động tay sai của chế độ Ngô Đình Diệm đã là
một tư cách không thay đổi được nữa. Chế độ “Mỹ–Diệm’, Mặt Trận “Dân
Tộc” hai từ ngữ đó đã nói lên rõ ràng và dứt khoát sự đánh giá của Cộng
Sản Việt Nam đối với chế độ Ngô Đình Diệm. Thế mà ông Nhu vẫn mơ
tưởng hão huyền !
- Về sự bảo đảm quốc tế của Pháp và Vatican, ta lại càng thấy rõ ràng hơn
tính chủ quan và thiển cận trong con tính chính trị của ông Nhu. Đành rằng
mọi bang giao quốc tế đều đặt trên căn bản lưỡng lợi, nhưng khi nhờ Pháp
dính dự vào kế hoạch của mình, ông Nhu quên rằng chính sách của Pháp lấy
toàn bộ Việt Nam (cả Bắc lẫn Nam) làm đối tượng, còn ông Nhu thì chỉ lấy
miền Nam làm đối tượng mà thôi. Điều đó có nghĩa là Pháp cũng muốn có
những liên hệ tốt với miền Bắc để nếu cần thì hy sinh một số cam kết với
miền Nam. Trong âm mưu thỏa hiệp này, Pháp cần Hà Nội hơn cần Sài
Gòn, và Pháp cần Hà Nội hơn Hà Nội cần Pháp.
Thật vậy, sau năm 1954, tại miền Nam, Pháp vẫn duy trì được các cơ sở
kinh tế, văn hóa và xã hội, trong khi ở miền Bắc hệ quả của cuộc chiến
tranh Pháp–Việt vẫn chưa cho phép Pháp đặt được một bộ phận ngoại giao
(chứ đừng nói đến văn hóa và kinh tế) vững vàng nào. Đã vậy, để phản ứng