VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 985

miền Nam nào cúi đầu thần phục nhà Ngô trong 9 năm hẳn là sẽ không còn
tư cách và ngôn ngữ văn hóa để đối thoại nữa.
Còn về Giáo dục, nhà Ngô đã tiến hành chính sách triệt hạ nền giáo dục dân
tộc, nhân bản để cũng thay thế bằng nền giáo dục “làm sáng danh Chúa”.
Họ đã thiết lập Trung Tâm Nhân Vị do ông Ngô Đình Thục làm Giám đốc,
do các linh mục làm giảng viên để cải tạo tư tưởng công chức và quân nhân,
họ còn thiết lập Viện Đại Học Đà Lạt cũng do Ngô Đình Thục điều khiển để
đào tạo cán bộ trung cấp hầu ngoan ngoãn thi hành chính sách của chế độ.
Thế mà vẫn chưa vừa lòng, họ còn muốn kiểm soát, chi phối các trường Đại
học công lập, mà bắt đầu là Đại Học Huế. Miền Trung là nơi có đến 90%
dân số theo đạo Phật, đạo Khổng, Huế là thành trì của nền văn hóa dân tộc,
thế mà Viện Đại học của Cố đô lại giao cho một linh mục từng công khai
bày tỏ lập trường phản dân tộc như Cao Văn Luận làm Viện trưởng (sẽ nói
rõ hơn về ông linh mục này ở chương sau).
Đặt một linh mục làm Viện trưởng một trường đại học tại một địa phương
mà đa số dân chúng tôn sùng đạo Phật, nhà Ngô muốn thi hành chính sách
trồng người bằng cách tạo ảnh hưởng Thiên Chúa giáo vào lớp sinh viên và
đào tạo họ thành những cấp chỉ huy trong các ngành sinh hoạt quốc gia sau
này. Ngoài ra họ còn dùng chính sách “thi ân” cho một số sinh viên du học
để khi về nước sẽ chiếm giữ những địa vị quan trọng trong bộ máy chính
quyền. Những sinh viên đã chịu ơn nhà Ngô, vô tình hay cố ý, đều phải thực
hành chính sách Công giáo hóa miền Nam của nhà Ngô như đã nói trong
các chương trước. Ngoài chính sách “tằm ăn dâu” trên đây, họ còn lợi dụng
việc chống Cộng để kiểm soát các trường tư thục Phật giáo (nhưng thực sự
là để giới hạn và kiểm soát việc phổ biến kinh điển Phật giáo) cũng như của
các tôn giáo khác với mục đích phát triển văn hóa, giáo dục Thiên Chúa
giáo (thời nhà Ngô trị vì, tất cả các tôn giáo đều không có trường Đại học,
ngoại trừ Công giáo).
Nói ra một vài đặc điểm của nền văn hóa giáo dục dưới thời nhà Ngô không
phải tôi có ý lên án Thiên Chúa giáo, vì tôn giáo và giáo hội là hai phạm trù
khác nhau (mà đôi khi còn phản nhau).
Thiên Chúa giáo dựa trên niềm tin Chúa là đấng toàn năng, toàn quyền, toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.