VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 986

thiện và vĩnh cửu. Chúa tạo ra vũ trụ và loài người, Chúa có quyền thưởng
phạt, và đến ngày phán xét cuối cùng, Chúa sẽ quyết định cho linh hồn của
con người mãi mãi lên thiên đường hay mãi mãi xuống địa ngục. Niềm tin
ấy đã chi phối mạnh mẽ hành vi của tín đồ Công giáo trên mọi lãnh vực.
Nhưng niềm tin đó, dù đúng hay sai, khai phóng hay giáo điều... là một
niềm tin có tính cách cá nhân nên không thể đem nó áp đặt cho người khác.
Huống gì niềm tin đó không phù hợp với nền văn hóa hòa đồng, khai phóng
và nhân bản của dân tộc, huống gì những người theo niềm tin đó chỉ là một
thiểu số mười phần trăm trong cộng đồng dân tộc. Cho nên khi áp đặt là sẽ
có những nổi loạn chính trị, xã hội và văn hóa như ta đã thấy dưới chế độ
Diệm.
Một cách sơ lược, văn hóa, như giáo sư Nghiêm Toản trong Việt Nam Văn
Học Sử Trích Yếu hay như học giả Đào Duy Anh trong Việt Nam Văn Hóa
Sử Cương đã nói, là sự thể hiện sống động của trình độ sinh hoạt chung của
cả dân tộc hay của loài người về đủ mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã
hội, phong tục, tập quán, sinh trưởng ở một vùng địa lý. Thượng Tọa Thích
Nhất Hạnh trong “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam” chỉ dùng hình ảnh thằng
Cu và con Hĩm mà cũng định nghĩa được rõ ràng bản chất của văn hóa dân
tộc. Sau khi trình bày nội dung của nền văn hóa Việt, ông kết luận:
Con có là một trang thiếu niên anh tuấn, tài ba lỗi lạc hơn người thì con vẫn
là một thằng Cu xưa kia của ruộng lúa quê nhà. Và con có là một thiếu nữ
nhan sắc mặn mà, đức hạnh và sự nghiệp làm rạng danh cho xứ sở thì con
vẫn là một con Hĩm xưa kia từng vào ra vào nơi cầu ao xóm cũ. Hãy nhớ tới
gốc rễ của con và hãy can trường đi tới. Điều ta muốn dặn hai con, ta đã gói
kỹ trong từng tế bào cơ thể của hai con rồi.
Chất liệu của văn hóa Việt đã phát sinh ngay từ huyền thoại Tiên Rồng, từ
thủa Hùng Vương mở nước, từ tinh thần dân chủ, hòa đồng, vị tha khi Vua
và Tôi đều tự trồng khoai sắn lấy mà ăn, tôn ti trật tự, kỷ cương triều đình
chỉ có trong những khi hành lễ quốc gia mà thôi. Chất liệu văn hóa Việt đã
tiềm tàng trong những câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử,
Sơn Tinh Thủy Tinh, câu chuyện Bánh Chưng Bánh Dày, Trầu Cau, Quả
Dưa Đỏ... thủa Tổ tiên dựng nước. Ý nghĩa sống thực của những câu chuyện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.