VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 124

Long. Quân Tây Sơn chỉ còn chống cự lẻ tẻ, ngày 20 tháng 7, Nguyễn Ánh
kéo quân vào Thăng Long, mở đầu một triều đại mới, triều đại nhà Nguyễn.

Lực lượng đưa nhà Tây Sơn lên cầm quyền là phong trào khởi nghĩa

rộng lớn của nông dân ở thể kỷ XVIII, có một số thương nhân góp phần
tham gia nhưng không giữ vai trò hàng đầu. Nhờ có thiên tài quân sự và
chính trị của Nguyễn Huệ, lại dựa trên sức mạnh vô cùng rộng lớn của giai
cấp nông dân nổi dậy, cuộc khởi nghĩa đã giành được những thắng lợi
nhanh chóng, thường là thần tốc. Dù nhấn mạnh đến bao nhiêu chăng nữa,
người ta cũng không bao giờ nói hết được ý nghĩa quan trọng, vai trò lịch
sử của Tây Sơn đã có công thống nhất lại đất nước bị chia cắt từ lâu bởi
nạn phân tranh Trịnh - Nguyễn, cũng như niềm vinh quang của họ đã đánh
thắng quân Xiêm và quân Thanh xâm lược, cứu nguy cho tổ quốc. Công lao
của Tây Sơn còn là những cải cách kinh tế và văn hóa, khôi phục lại hòa
bình và thịnh vượng cho đất nước trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, phong trào Tây Sơn đã bộc lộ những nhược điểm nằm ngay

trong bản chất của nó. Giai cấp nông dân nổi dậy là một lực lượng lớn,
nhưng không thể đảm đương nhiệm vụ đổi mới xã hội phong kiến đã bị xé
nát tơi tả vì những mâu thuẫn không thể nào vượt qua. Việc chia của cải
một cách bình quân không thế làm cơ sở cho một cương lĩnh cách mạng
hay một chế độ mới. Xã hội Việt Nam ở thế kỷ XVIII thiếu một giai cấp xã
hội có khả năng đề xướng một phương thức sản xuất mới, mang một hệ ý
thức mới. Tầng lớp thương nhân, đúng là có tiến bộ hơn so với thế kỷ
trước, tuy nhiên vẫn còn hoàn toàn là trứng nước, không thể đảm đương
nhiệm vụ lãnh đạo phong trào. Cả sự phát triển ngành thủ công lẫn sự manh
nha những trao đổi hàng hóa với phương Tây từ thế kỷ XVII, đều đã không
thể giúp phát triển một giai cấp tư sản đủ mạnh.

Kết quả phong trào sau một thời kỳ sôi sục, lại không thể nào không trở

lại với thể chế phong kiến. Những kẻ “nổi loạn” đặt ra một chế độ quân chủ
mới, ban bố một số cải cách nào đó nhưng không hề động đến chính ngay
nền tảng của chế độ phong kiến, đến chế độ sở hữu ruộng đất. Tư tưởng
phong kiến vẫn liên tục chi phối các lĩnh vực xã hội, chính trị và hệ ý thức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.