Pháp và Pigneau de Béhaine, thay mặt Nguyễn Ánh. Nước Pháp hứa viện
trợ quân sự để đổi lấy hai đất nhượng địa là cửa Hàn(Tourane) đảo Phú
Quốc và độc quyền tự do buôn bán trong nội địa Việt Nam. Ngoài Pháp ra
không một quốc gia châu Âu nào khác được hưởng quyền này. Như vậy là
Nguyễn Ánh đã ''cõng rắn cắn gà nhà'', mở đường cho chủ nghĩa đế quốc
Pháp vào. Chẳng bao lâu sau đó, chế độ quân chủ Pháp bị cuộc Cách mạng
1789 lật đổ, đã không giữ được lời hứa giúp đỡ quân sự cho Nguyễn Ánh;
Pigneau de Béhaine với sự giúp đỡ của một số thương nhân và phần tử
phiêu lưu người Pháp đã cố gắng cung cấp cho Nguyễn Ánh một ít thiết bị
và những huấn luyện viên quân sự. Không phải sự viện trợ này mà là
những khó khăn trong nội bộ nhà Tây Sơn đã giúp Nguyễn Ánh đặt chân
trở lại lên đất Việt Nam.
Hai người anh em của Nguyễn Huệ đều không có được những năng lực
về quân sự cũng như tầm vóc lính trị của ông ta; do bất hòa nổ ra giữa ba
anh em, Nguyễn Huệ lại đang bận ở miền Bắc, Nguyễn Ánh liền nhân cơ
hội đánh chiếm Gia Định(1788). Sau một thời gian củng cố lực lượng,
Nguyễn Ánh đẩy cuộc chiến công lên phía Bắc. Cái chết của Nguyễn Huệ
năm 1792, của Nguyễn Nhạc năm 1793, việc con của Nguyễn Huệ là
Quang Toàn lên nối ngôi khi mới vừa sáu tuổi, bấy nhiêu sự cố dẫn đến một
loạt những bất hòa nội bộ làm suy yếu hẳn thế lực của Tây Sơn. Trong khi
đó, Nguyễn Ánh thi hành một danh sách khôn khéo giúp ông ta củng cố
dần vị thế của mình.
Hai bên địch thủ từ năm 1790 đến năm 1800, tiến hành một cuộc chiến
không phân thẳng bại, chủ yếu tranh nhau thành phố Quy Nhơn cứ lần lượt
hết lọt vào tay bên này lại rơi vào tay bên kia.
Sau năm 1800, Nguyễn ánh thắng thế hẳn và hướng cuộc tiến công ra
phía Bắc. Năm 1801, trong khi quân Tây Sơn bị cầm chân xung quanh
thành phố Quy Nhơn, quân của Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân và đặt
đại bản doanh của mình ở đấy. Năm 1802, quân của Nguyễn Ánh đã sẵn
sàng tiến ra phía Bắc để đánh chiếm đồng bằng sông Hồng. Ngày 1 tháng 6
năm 1802, trước khi xuất quân, Nguyễn Ánh xưng vua lấy tên hiệu là Gia