trong nước và phải cầy cấy lại những ruộng đất bị bỏ hoang. Hạn trong một
năm các xã phải chỉnh đốn lại các sổ đinh bạ và địa bạ, quá hạn đó những
ruộng đất bỏ không cầy cấy sẽ phải nộp thuế gấp đôi. Chế độ phân chia
công điền được quy định: những ruộng đất bỏ hoang hay của bọn phản
quốc bị tịch thu làm ruộng của xã hoặc của nhà nước. Trước đó, nhà Trịnh
chia công điền phần lớn cho các viên chức và binh lính, Quang Trung chủ
yếu dành cho nông dân. Trong chiếu bàn về nông nghiệp, ông nói:
“Điều quan trọng đối với một người làm vua là vun gốc, tỉa ngọn sao
cho dân được yên vui, có ruộng để cày, không ai không có việc làm, ruộng
đất không bị bỏ hoang”.
Ngay từ năm 1791, nông nghiệp đang sa sút đã khôi phục lại được mức
sản xuất bình thường.
Quang Trung cũng chăm lo phát triển thủ công và thương nghiệp. Từ
năm 1788, ông đã nói riêng với người cố vấn của mình là Nguyễn Thiếp:
“Ta muốn nước ta thôi không mua nhiều thứ vật dụng hàng ngày của nước
ngoài nữa”. Nguyễn Huy Lượng một thi sĩ đương thời đã làm thơ ca ngợi
sự phục hồi những làng nghề ở Thăng Long như sau:
Lò Thạch Khối khói tuôn nghi ngút
Rập rềnh cuối bãi Đuôi nheo, thuyền thương khách hãy chen buồm
bươm bướm...
Chày yên Thái nện trong sương chểnh choảng
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co
Liễu bờ kia bay tơ biếc phất phơ, thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm.
(Tụng Tây hồ phú )
Vua Quang Trung cũng muốn phát triển buôn bán với Trung Quốc.
Những điều do các thương nhân và nhà truyền giáo phương Tây thuật lại có
vẻ chứng minh rằng nhà Tây Sơn đã thực hiện một danh sách mở cửa. Chế
độ thuế khóa so với thời Trịnh đã được đơn giản hóa.