Vương quốc Khmer và Angkor huy hoàng tráng
lệ
Ở thế kỷ thứ X, khi đất nước Việt Nam xưa trở thành một nước độc lập
với quốc hiệu là Đại Việt, thì ở đồng bằng sông Mê Kông có một vương
quốc đã được thành lập và đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Đó là
vương quốc Kambua mà các sử gia Trung Quốc gọi là Tchen-la(Chân Lạp).
Đồng bằng vùng châu thổ sông Mê Kông, một trong những châu thổ rộng
nhất ở châu Á trải rộng từ vùng Biển Hồ đến tận bờ biển và người ta
thường phân biệt vùng Lục Chân Lạp là lãnh thổ hiện nay của nước
Campuchia và vùng Thủy Chân Lạp ở phía các cửa của sông Mê Kông.
Thực tế, cho đến thế kỷ XVII, phần thấp của đồng bằng này chưa được phù
sa hoàn toàn bồi đắp, vẫn còn là những đầm lầy rộng và những rừng rậm
hầu như không có người ở. Vùng này phải chịu sự thống trị của người Gia-
va cho đến ngày nhà vua Khmer là Jayavarman II lên ngôi ở thế kỷ thứ
chín, đánh đuổi được người Gia-va và thống nhất đất nước, lập nên vương
quốc Angkor nổi tiếng; tại đây cũng như ở Chămpa, ảnh hưởng chi phối
thuộc về văn minh Ấn Độ.
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIII, vương quyền Khmer đóng ở Angkor đã
lập nên được một chế độ vững vàng ổn định, mà dấu ấn đặc biệt là những
công trình thủy nông lớn và nhất là vô số cung điện thờ và đền đài. Những
tên Angkor Vat và Angkor Thom đã được nhiều người biết, chúng tôi thấy
không cần phải nói đến nhiều ở đây. Để mô tả sự lộng lẫy xa hoa của chế
độ vương quyền này, mà những tập hợp đền đài Angkor có thể cho ta một ý
niệm khá chính xác, chúng tôi trích dẫn ở đây để làm bằng những điều mắt
thấy tai nghe của một nhân chứng là Zhu Ta Quang, thành viên trong một
đoàn sứ giả Trung Quốc đến Angkor năm 1296:
“Khi nhà vua ra, có quân lính đi đầu đoàn hộ tống, tiếp đến là cờ,
phướn, âm nhạc. Đoàn cung nữ đông từ ba đến năm trăm người, tóc tết