bằng những mảnh vải thêu hoa, tay cầm nến đi thành một đoàn, ngay giữa
ban ngày, nên vẫn được thắp sáng. Tiếp đến là những nữ tỳ trong cung đợi
những đồ dùng của nhà vua bằng vàng và bạc cùng với một loại đồ trang
sức, tất cả đều mang những kiểu dáng rất đặc biệt và tôi cũng không thể
biết dùng để làm gì. Tiếp đến là những cung nữ tay cầm giáo và khiên, đó
là đội cận vệ riêng của nhà vua, những cô gái này cũng đi thành một đội
riêng. Theo sau là những chiếc xe dê kéo, ngựa kéo, xe này cũng được
trang trí bằng vàng. Các vĩ đại thần, các vương tôn công tử đều cưỡi voi,
từ xa người ta đã thấy đi phía trước họ vô số những lọng màu đỏ. Đi sau họ
là những bà vợ và nàng hầu của nhà vua, người ngồi võng, kẻ ngồi xe do
súc vật kéo, hoặc cưỡi ngựa, cưỡi voi. Chắc chắn có đến hơn một trăm
chiếc lọng dát vàng che cho họ. Đi sau là quốc vương đứng trên mình voi,
tay cầm gươm báu. Đôi ngà của con voi cũng được bọc trong bao bằng
vàng. Có đến hơn hai mươi chiếc lọng màu trắng, lốm đốm dát vàng, các
cán lọng đều bằng vàng. Rất nhiều voi xúm xít đi xung quanh nhà vua và ở
đây nữa lại có những đội quân hộ vệ ngài”.
(Hồi ký về những tập quán trên đất Campuchia - Bản dịch của Pelliot)
Sự hùng cường của vương quốc Angkor lên đến đỉnh điểm dưới triều đại
vua Suryavarman II ở thế kỷ XI, người xây dựng Angkor Vat và vua
Jayavarman II, ở thế kỷ XII, cũng là một nhà xây dựng lớn đã xây nhiều
cung điện và đền đài. Một quá trình đi lên, tuy nhiên nhiều lần bị gián đoạn
bởi những hồi bi thảm, những cuộc xung đột với các nước láng giềng - tuy
mỗi lần chiến thắng đã đưa đến một sự bành trướng lãnh thổ thậm chí quá
mức, sang tận đồng bằng sông Mê Nam ở phía tây, lấn đất của Chămpa ở
phía đông, tiến lên phía bắc đến tận lãnh thổ của Lào hiện nay, nhưng đôi
khi cũng đã dẫn đến tai họa. Một mưu đồ to tát như thế, ở trong nước được
đánh dấu bằng những tổ hợp kiến trúc đồ sộ, ở bên ngoài bằng những cuộc
chiến tranh liên miên chống các nước láng giềng, rốt cuộc tất yếu đã đưa
vương triều Angkor đến bước suy đồi.