Khủng hoảng của hệ tư tưởng khổng giáo
Từ thế kỷ XV, Khổng giáo ngự trị độc tôn, đặc biệt trở thành học thuyết
chính thức của nhà nước quân chủ và giới quan liêu quan lại. Nếu học
thuyết này gạt bỏ mọi biểu hiện của chủ nghĩa thần hiệp và chứa đựng một
số yếu tố hiện thực bắt nguồn cảm hứng từ một thứ chủ nghĩa nhân văn cụ
thể, thì mặt khác nó lại dựa trên một thứ chủ nghĩa bảo thủ được đẩy tới
cực đoan một thứ hình thức chủ nghĩa, hai nhân tố này giam hãm con người
vào trong một hệ thông tôn ti xã hội được coi là khuôn vàng thước ngọc bất
khả xâm phạm, với những cung cách ứng xử rập khuôn, một thứ chủ nghĩa
duy luân lý làm khô héo nhựa sống của con người. Cùng với quá trình thoái
hóa của chế độ phong kiến, những mặt tiêu cực của Khổng giáo cuối cùng
đã chiếm vai trò thống trị.
Khổng giáo dạy người ta trung thành tuyệt đối với nhà vua là cốt lõi của
toàn bộ hệ thống. Nhà vua trị vì nhân danh mệnh trời, những đức tính cao
quý của nhà vua không những cai quản trật tự xã hội mà còn góp phần vào
diễn tiến của trật tự vũ trụ. Toàn bộ hệ thống tôn ti của xã hội dựa trên sự
trung thành tuyệt đối với nhà vua, nổi loạn không những là một tội chính trị
mà còn là một tội có tính tôn giáo. Chừng nào nền quân chủ còn đóng vai
trò trung tâm gắn kết và vai trò biểu tượng của sự thống nhất dân tộc thì nó
còn uy tín. Nhưng cùng với vai trò ngày càng lu mờ của vương triều nhà Lê
trong suốt hai thế kỷ trước thời Trịnh - Nguyễn, với những ông vua hoang
dâm và bất tài bất lực nối tiếp nhau lên ngôi. Khái niệm tôn kính tuyệt đối
đối với nhà vua sụp đổ và cùng sụp đổ theo cả một hệ thống những giá trị
tình thần gắn liền với chế độ. Nho sĩ không còn có thể tin ở những giá trị
mà chính mình dậy cho người khác. Nhà nho Phạm Công Thế tham gia
cuộc nổi dậy của Lê Duy Mạnh, khi sa vào tay nhà chức trách đã bị trách
cứ: “Làm sao một nhà nho lại có thể trở thành kẻ làm loạn, mất hết ý thức
về một trật tự tôn ti và mọi giá trị xã hội?” Phạm Công Thế trả lời: