Có thể hiểu vì sao Lê Quý Đôn đã khao khát am hiểu nhiều lĩnh vực; đó
là một tư duy tiền khoa học, sinh ra từ trong những biến động đảo lộn của
thế kỷ XVIII.
Trong số các sử biên niên, cần đặc biệt chú ý tác phẩm Hoàng lê nhất
thống chí mô tả hết sức sinh động những cuộc đấu tranh và mưu mô đang
giằng xé triều đình nhà Lê và chúa Trịnh. Cuốn Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hồ(1768 - 1839), tập hợp một loạt những sự kiện và nhận xét vế
những thể chế và lề thói dưới triều của những vua Lê cuối cùng. Cũng tác
giả này đã hợp tác với Nguyễn An(1770 - 1815), để viết Tang thương ngẫu
lục, một tuyển tập gồm nhiều truyện kể, phần lớn gắn với lịch sử ở thế kỷ
XVIII. Tác phẩm Thượng kinh ký sự của thầy thuốc Lê Hữu Trác cũng
cung cấp những tư liệu quý báu về cuộc sống ở phủ chúa Trịnh. Tiếp tục
truyền thống những tác phẩm của thế kỷ trước, những nhà nghiên cứu lịch
sử đầu thế kỷ XIX, đã cho ra đời nhiều tác phẩm quan trọng. Các sử quan
của triều đình nhà Nguyễn đã cho xuất bản hai công trình quy mô lớn, một
viết vế lịch sử của dân tộc từ thuở ban đầu là Cương mục gồm 52 tập, và
một kể về lịch sử của các chúa Nguyễn từ khi ly khai cho đến ngày thành
lập vương triều nhà Nguyễn là bộ Đại Nam thực lục gồm 453 tập. Tác
phẩm nổi bật nhất là Lịch triều hiến chương, một bách khoa toàn thư thực
sự viết về các thể chế chính trị, xã hội, kinh tế, sản xuất văn hóa của Việt
Nam từ nhiều thế kỷ. Hiện nay công trình này là nguồn cung cấp tư liệu
quý giá nhất cho công cuộc nghiên cứu về nước Việt Nam truyền thống.
Lê Hữu Trác và sự phát triển y học
Cùng với Lê Hữu Trác(1720 - 1791), với biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông
được nhiều người biết hơn, việc nghiên cứu y học đã có sự phát triển tốt
đẹp. Là một nhà nho hay chữ, nhưng ông đã xoay lưng lại với hoạn lộ, về
sống ở làng quê và cống hiên cả cuộc đời mình cho nghiên cứu y học.
Sau nhiều chục năm quan sát và nghiên cứu, ông đã viết thành một
chuyên luận về y học gồm 28 muôn, 66 tập, bao gồm các phần:
– Lý thuyết;