Lê Quý Đôn với lời tựa đề năm 1789, và Phủ biên tạp lục của cùng tác giả,
gồm 6 tập chứa đựng nhiều thông tin về địa lý, kinh tế, hành chính, về
những phong tục tập quán trong khu vực thuộc quyền thống trị của các
chúa Nguyễn. Lê Quý Đôn còn có Kiến văn tiểu lục tập hợp những ghi chú,
tư liệu về các thể chế, các danh nhân, các quy tắc và giới luật hiện hành,
các danh lam thắng cảnh, các mỏ khoáng sản, các môn phái Phật giáo từ
đời Trần đến đời Lê.
Lê Quý Đôn(1726 - 1783) không những là nhà sử học mà còn là một nhà
bách khoa thực sự. Vừa đảm nhiệm những chức vụ cao cả về dân sự lẫn
quân sự ở phủ chúa Trịnh, ông vừa không ngừng thu thập các tài liệu,
nghiên cứu thực tế tình hình đất nước và từ đó phát hiện những vấn đế cốt
lõi làm nên các công trình của mình. Trí tuệ khao khát hiểu biết của ông đã
khiến ông nghiên cứu những lĩnh vực rất khác nhau, chẳng hạn các loại
giống lúa, bản dịch tiếng Trung Quốc của một số tác giả phương Tây nói về
quả đất tròn, luận điểm mà ông chấp nhận. Ngoài các công trình sử học,
ông còn để lại một tập như từ điển bách khoa là Vân đài loại ngữ, trong đó
có một số chương, ông trình bày quan niệm của riêng mình về vũ trụ, về
tính ưu tiên của Lý hay của Khí, của Vô cực hay Thái cực.
Lê Quý Đôn viết:
“Thái cực là một, là một thực thể đầu tiên không phân hóa, vừa biến đổi
không ngừng vừa vĩnh viễn tóm lại. Không thể nói cái tồn tại là từ cái vô
cực mà ra... Khí có trước tiên và không phân hóa là thể của vạn vật. Lý
không có hình tích, chỉ có thể tồn tại nhờ Khí, có ở ngay trong Khí”.
Ông nhấn mạnh tính vĩnh hằng của những sự kiện thiên nhiên:
“Trời thì cao và ở cách đất không biết mấy vạn dặm. Thế nhưng chỉ cần
một vài con số người ta có thể xác định được vị trí và quỹ đạo của các
thiên thể. Vì vậy, nếu tồn tại là vô biên, những biểu hiện của tồn tại là vô
cùng và huyền diệu, thì quy tắc của tồn tại cũng không vì thế mà không
phải là vĩnh hằng.