VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 157

– Bệnh học với những nghiên cứu chuyên đề về bệnh đậu mùa, bệnh sởi,

các bệnh trẻ em và bệnh phụ khoa;

– Những cách chế thuốc;

– Dược lý;
– Quan sát lâm sàng;
– Vệ sinh.

Công lao của Lãn Ông là đã đặt cơ sở cho một nền y học dựa trên quan

sát những sự kiện lâm sàng, những điều kiện khí hậu, những đặc tính của
các cây cỏ và sản vật trong nước; những quan sát và công thức của ông đến
nay vẫn còn quý báu. Ông nắm chắc một cách tuyệt vời các y lý kinh điển
của Trung Hoa, nhưng ông dựa trước hết vào sự quan sát. Những quan sát y
học của ông rất tỉ mỉ, được làm với dụng tâm giữ làm tài liệu đế đối chiếu
với kinh nghiệm của những người khác. Một nguyên tắc lớn nữa của Lãn
Ông là coi trọng việc giữ gìn vệ sinh để phòng ngừa bệnh tật, một thứ vệ
sinh được hiểu theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này, tức là sự tổ chức
cuộc sống hàng ngày; ông không xem thường việc đưa ra những lời khuyên
cho các bà nội trợ về vấn đề ăn uống cũng như về ăn mặc. Lãn Ông cũng đã
đề ra những nguyên tắc y đức đượm tính nhân văn. Ông viết:

Nghề y là một nghề về con người, phải giữ gìn sự sống, lo đến những

buồn vui của con người, chỉ nghĩ đến giúp người mà không tính đến lợi
danh.

Kẻ giàu không thiếu thầy thuốc, người nghèo chẳng dễ mời được những

lương y, cho nên phải đặc biệt nghĩ đến họ.

Nghề y là một nghề cao quý, chúng ta phải giữ cho tâm hồn mình hoàn

toàn trong sáng”.

Vừa có đầu óc khoa học vừa có tâm hồn đượm tính nhân văn, Lê Hữu

Trác là một điển hình báo trước sự ra đời của những trí tuệ lớn của thế kỷ
XVIII.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.