Những bối rối của triều đình Huế Hà Nội thất thủ
Nam Kỳ bị mất vào tay Pháp làm tâm trí của người Việt Nam bàng
hoàng. Nhiều người yêu nước dâng sớ lên vua Tự Đức đề xướng nhiều biện
pháp cải cách ngõ hầu tăng cường tiềm năng quốc phòng của Việt Nam.
Đặc biệt dự án của Nguyễn Trường Tộ chủ trương nhiều cải cách trong tất
cả các lĩnh vực: chính trị, hành chính, nông nghiệp, thương mại, công
nghiệp, giáo dục, tài chính, ngoại giao, quân sự. Có nhiều người đề xướng
những cải cách nhằm mở cửa đất nước cho thương mại quốc tế, đổi mới
nghề thủ công, mở mang công nghiệp, thương nghiệp, thay đổi hệ thống
giáo dục, gửi sinh viên đi học ở nước ngoài, tổ chức lại quân đội theo mô
hình phương Tây.
Triều đình sa lầy trong chủ nghĩa bảo thủ, từ chối không chịu xét đến
những tờ sớ này; mù tịt về tình hình diễn biến trên trường quốc tế, họ đã
không biết lợi dụng những khó khăn của nước Pháp để giành lại thế chủ
động. Họ vẫn cứ tin rằng bằng danh sách ''hòa nghị'' của mình, có thể thỏa
hiệp với kẻ xâm lược. Họ cũng còn thưởng có thể dựa vào sự ủng hộ của
triều đình Mãn Thanh đang trị vì ở Trung Quốc.
Lý do sâu xa của thái độ bảo thủ và nhu nhược này là ở chỗ chế độ
phong kiến phản động nhà Nguyễn đang phải đương đầu với nhiều cuộc nổi
dậy của quần chúng nhân dân. Năm 1862, ở sát ngay Hà Nội, phong trào do
Cai Vàng lãnh đạo phản đối sự xa hoa lãng phí của nhà nước. Năm 1866,
những dân phu và phạm nhân đang xây lăng Tự Đức nổi dậy.
Các nhà truyền giáo người Pháp lợi dụng tình thế không ổn định này đã
ngấm ngầm khuấy động gây mất ổn định trong các cộng đồng giáo dân
trong vùng châu thổ sông Hồng. Với sự khuấy động này, Lê Bao Phụng đã
làm bùng nổ cuộc nổi loạn công khai.
Một khó khăn nữa là tàn quân Thái bình thiên quốc bị quân đội nhà
Thanh truy kích tràn vào ẩn náu trong vòng thượng du Bắc Kỳ; những toán