VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 165

dân trong các tỉnh miền Tây gắn kết người Việt Nam với người Khơme và
người thuộc những dân tộc khác: người Chăm, người Mường, người Xiêm,
trải rộng trên cả một vùng lãnh thổ từ vùng Biển Hồ của Campuchia đến
tận cửa ngõ của thành phố Sài Gòn. Từ năm 1866 đến năm 1868, các trận
chiến đấu diễn ra đặc biệt ác liệt trong tỉnh Tây Ninh; quân khởi nghĩa
Khơme áp sát ngoại vi thủ đô Udong. Tuy nhiên, Pokumbo bị tử trận và
cuộc kháng chiến trong vùng tây bắc Nam Kỳ và trên lãnh thổ Campuchia
dần dần tắt lịm. Ở miền Tây châu thổ sông Mê Kông, hai người con trai của
Phan Thanh Giản đứng lên cầm đầu phong trào nhân dân, trong khi nhà yêu
nước Nguyễn Trung Trực, người đã đốt cháy chiên hạm Esperance năm
1861, chỉ huy các cuộc chiên đấu. Đặc biệt ngày 16 tháng 6 năm 1868, ông
chiếm được đồn Kiên Giang trong tỉnh Rạch Giá. Bị giặc bắt ít lâu sau đó,
ông không chịu đầu hàng và trước khi ngã xuống dưới làn đạn của đội hành
quyết đã thét lên:

Chừng nào cỏ còn mọc trên đất này, thì còn người chống lại quân xâm

lược”.

Người Pháp sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, vội vàng thăm dò suốt

chiều dài của sông Mê Kông để xem liệu có thể thu hút về Sài Gòn toàn bộ
nền mậu dịch của các tỉnh miền Nam Trung Quốc hay không? Họ đã nhanh
chóng nhận ra con đường xâm nhập này mà không thể sử dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.