kháng cự(đồng thời phong cho ông chức tổng chỉ huy). Trong nhiều ngày,
Trương Định phân vân do dự: là người yêu nước chân thành, ông không
muôn bỏ rơi cuộc chiên đấu, nhưng là người được đào tạo theo Khổng giáo,
ông không thể không tuân mệnh vua. Đúng khi ông sắp sửa làm theo lệnh
nhà vua, thì các đại biểu của những lực lượng vũ trang nhân dân và của dân
chúng kéo ùa đến doanh trại , khẩn khoản, van nài ông ở lại vị trí thủ lĩnh
của phong trào và suy tôn ông là Bình Tây Nguyên soái. Trương Định tuân
theo ý chí của nhân dân và nắm quyền chỉ huy cuộc khởi nghĩa.
Những người yêu nước kháng chiến rất anh dũng.
“Những người An Nam với những vũ khi không thể nào địch lại những
khẩu súng trường của quân ta, đã ào ào xông thẳng tới những chiến binh
của chúng ta với ý chí không chút đắn đo chứng tỏ một tinh thần dũng cảm
quên mình đến mức phi thường.”(
)
Chiến dịch đánh du kích làm cho quân Pháp điêu đứng, Pallu de la
Barriere viết:
“Còn có cảnh tượng nào buồn chán hơn, đơn điệu và mệt nhọc hơn cảnh
tượng của quân đội Pháp trên bộ và trên thủy. Một bên đối phương thì lồ lộ
trước mắt mọi người, còn phía đối phương kia thì giấu mình. Với những kẻ
địch kiên trì lẩn tránh như thế, dường như các đòn của chúng ta đều đánh
vào khoảng không”.
Trên các mặt hoạt động khác, cuộc kháng chiến cũng đi vào tổ chức với
nhiều hình thức. Phần đông các thân hào và quan lại từ chối không cộng tác
với kẻ chiếm đóng, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, mặc dù bị mù lòa, rời khỏi
vùng bị chiếm để đến ở nơi khác. Cùng với nhiều nhà nho khác, ông đã viết
nên những trang văn nóng bỏng nhiệt tình yêu nước.
Trong một bài văn tế nổi tiếng, ngọn bút bậc thầy của Nguyễn Đình
Chiểu đã phác thảo chân dung của những người nông dân yêu nước:
“Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung
Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng họ