VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 35

Sơ lược

Như vậy là, sau một thời kỳ dài bị lệ thuộc đế quốc phong kiến Trung

Hoa, thời kỳ được đánh dấu bằng nhiều cuộc khởi nghĩa, dân tộc Việt Nam
cuối cùng đã giành lại được quyền độc lập của mình vào thế kỷ thứ X. Nền
độc lập được khôi phục, đất nước hướng dần vào việc tạo dựng một Nhà
nước quân chủ tập quyền. Sự tập quyền này trở nên cần thiết bởi hai lẽ:
việc xây dựng những công trình thủy lợi lớn, đặc biệt là các đê điều và các
dòng sông đào để cho nông nghiệp phát triển, và sự duy trì nền độc lập dân
tộc chống lại các âm mưu tái chiếm của đế quốc Trung Hoa.

Tuy nhiên, trước khi thành lập được một nhà nước quân chủ trung ương

tập quyền được tổ chức một cách vững chắc, đất nước đã phải trải qua một
giai đoạn không ổn định, trong đó các xu hướng cát cứ phong kiến vẫn luôn
tồn tại. Chỉ với sự lên ngôi của nhà Lý năm 1009, chế độ quân chủ mới xây
dựng được chính quyền thực sự ổn định. Nhà Trần kế ngôi nhà Lý năm
1225, tiếp tục sự nghiệp thống nhất và xây dựng quốc gia ấy cho đến tận
cuối thế kỷ thứ XIV. Trong bốn trăm năm, đất nước đã trải qua một thời kỳ
phát triển trong nhiều lĩnh vực.

Chế độ kinh tế, xã hội và chính trị dưới nhà Lý và nhà Trần
Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn, lấy vương hiệu là Lý Thái Tổ, năm

1010, hạ chiếu dời đô đến Thăng Long, trên địa điểm Hà Nội ngày nay.
Thăng Long là thủ đô cho đến thế kỷ thứ XIX. Nhà vua ra lệnh tổng ân xá,
cho thiêu hủy các dụng cụ tra tấn. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông lấy quốc
hiệu là Đại Việt. Dưới hai triều Lý và Trần, chế độ được củng cố dần dần
và mãi đến cuối thế kỷ thứ XIV, mới diễn ra những biến đổi sâu sắc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.