VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 36

Sự phát triển kinh tế dưới các triều Lý - Trần

Theo luật pháp, đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Tuy nhiên nhà

vua chỉ khai thác một phần, phần còn lại được phân làm thái ấp và lãnh địa
riêng cho các thành viên của hoàng tộc và các đại thần, và thu thuế những
ruộng đất thuộc các làng xã. Như vậy, chúng ta có một chế độ ruộng đất với
nhiều thành phần:

– Ruộng đất Nhà nước;
– Đất phong và lãnh địa;
– Ruộng đất công các làng xã;

– Ruộng đất của tư nhân.
Ruộng đất chia cho quý tộc và các đại thần có hai loại. Có những thái ấp

mà kẻ được hưởng sở hữu cả đất lẫn người; nông dân bị lệ thuộc trực tiếp
vào lãnh chúa địa phương, không phải nộp thuế và làm lao dịch cho Nhà
nước. Trong những lãnh địa lớn, nông dân vừa phải nộp tô và những khoản
đóng góp khác cho người chủ sở hữu được phong đất, vừa phải đảm đương
những nghĩa vụ đối với nhà nước, vẫn là những thần dân trực tiếp của nhà
vua. Lý Thường Kiệt chẳng hạn đã được nhận phần của mình là 4000 hộ
nông dân, nhưng lãnh địa của ông còn gồm có 10.000 hộ nông dân khác
nữa. Dù là thái ấp hay lãnh địa, người được phong đất chỉ có quyền chấp
hữu chứ không có quyền sở hữu, quyền này thuộc về nhà vua. Sau khi
người này chết đi, nhà vua có thể giao đất cho những người thừa kế hoặc
lấy lại đất.

Các thái ấp và lãnh địa ngày càng nhiều dưới nhà Trần, các nhà quý tộc

và đại thần ra sức khai hoang những đất mới để chiếm cứ; một số sử dụng
quyền lực của họ để chiếm lấy đất công của các xã hay đất của tư nhân.
Trong các thái ấp và lãnh địa này, nông dân thực sự là những nông nô trong
khi các gia đình lãnh chúa nuôi nhiều gia nô. Nhà Lý trước đó đã cấm việc
buôn bán thanh rên làm nô lệ, nhưng nhà Trần đã thu hồi lệnh này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.