nhiều lần cho sửa lại đê điều và nạo vét kênh mương. Đặc biệt, năm 1382,
họ cho đào nhiều kênh ở Thanh Hóa và Nghệ An, và năm 1390, kênh Thiên
Đức mà ngày nay là sông Đuống. Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và
sông Chu được kẹp chặt giữa những con đê và mỗi năm sau mùa gặt, các
quan có trách nhiệm lại thám sát và chỉ đạo các công trình duy tu và sửa
chữa. Tháng 8-1315, nước lên cao nguy hiểm, vua Trần Minh Tông thân
hành đến chỉ đạo công việc hộ đê. Một viên quan muốn can ngăn nhà vua
tâu rằng: ''Nghĩa vụ của nhà vua là thực hành những đức lớn chứ không
phải là lo đến những việc nhỏ''. Một vị đại thần liền đáp: ''Khi lũ lớn hay
đại hạn đe dọa đất nước thì nhà vua phải trực tiếp lo toan. Đó là cách tốt
nhất để thực hành đức lớn''.
Người ta cũng quai những con đê lấn biển để cho phù sa của các sông
bồi dần.
Quyền hành chính được tập trung, hòa bình trong nước được giữ vững và
độc lập dân tộc được bảo vệ, nông nghiệp, thành phần cơ bản của nền kinh
tế, đã có thể phát triển thuận lợi. Lịch sử chỉ ghi lại ít vụ đói kém nghiêm
trọng dưới triều nhà Lý và nhà Trần. Có những lần nhà vua hạ lệnh miễn
thuế để khuyên khích nông dân.
Thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh. Nghề dệt vải bông, tơ lụa, gấm
vóc đạt đến trình độ cao. Các loại gấm nhiều màu được xuất khẩu hay cống
nạp cho triều đình hoàng đế Trung Quác. Việc khai thác các mỏ vàng, bạc,
thiếc, chì phát triển, tạo ra nhiều nghề như nghề kim hoàn. Nhà nước đúc
tiền dưới dạng tiền chinh bằng đồng, xây dựng những xưởng chế tạo vũ khí
đồ thờ cúng và lễ phục cho triều đình. Nghề đúc đồng, đặc biệt đúc chuông,
phát triển mạnh. Nghề gốm, với men cải tiến, cũng phát triển nhanh chóng.
Gạch, ngói, các tượng lớn nhỏ bằng đất đời Lý đều nổi tiếng.
Nghề in bằng các bản gỗ khắc góp phần phát triển giáo dục và phố biến
các kinh Phật.
Sự phát triển các nghề thủ công làm cho các vua Trần phải mở rộng kinh
thành và chia các khu dân cư trong thành phố thành những khu chuyên theo