Nô lệ gồm có những tội phạm, những người không trả được nợ và các tù
binh chiến tranh. Trong thời kỳ đói kém, có những bố mẹ bán con cái làm
nô lệ. Một số lãnh chúa có hàng nghìn nông nô và nô lệ, những người này
không có quyền có của cải riêng, cũng không được ra làm việc công. Đặc
biệt dưới thời nhà Trần có những quí tộc có lực lượng vũ trang riêng.
Các tu viện Phật giáo cũng là nhưng lãnh địa lớn có nông nô và nô lệ.
Sự giải phóng những nông nô và nô lệ này sẽ là phong trào xã hội lớn
cuối cùng làm lay chuyển chế độ.
Tuy nhiên, phần lớn đất đai thuộc về các làng xã phải nộp tô và đóng
thuế cho chính quyền nhà vua. Dân của các làng xã phải đều kỳ đóng góp
lao dịch cho những công trình lớn như làm đường, đắp đê, đào kênh mương
và đi lính. Đất công các làng xã lâu lâu lại được chia lại một lần cho các
thành viên của làng xã. Việc chia lại được thực hiện dưới sự chỉ đạo của
các hương chức, tất nhiên là theo cách có lợi cho họ.
Tuy nhiên sự liếm hữu tư nhân đất đai bắt đầu trở thành phổ biến dưới
triều Lý và không ngừng tăng nên; ngay từ thế kỷ thứ XI, nhà Lý đã buộc
phải xây dựng pháp chế cho việc mua bán đất. Một giai cấp nông dân-chủ
đất xuất hiện như vậy đối diện với những chúa đất làm chủ những lãnh địa
lớn.
Các vua Lý và Trần rất coi trọng nông nghiệp. Hàng năm, tiếp tục truyền
thống bắt đầu từ Lê Hoàn, vào đầu năm, nhà vua đi cày một cách tượng
trưng một mảnh ruộng, sau một nghi lễ cúng Thần Nông. Năm 1038, một
viên quan khuyên vua Lý Thái Tông không nên tự hạ mình xuống cày
ruộng như thế, đã được vua trả lời: ''Nếu ta không tự mình cày đế tế trời đất
thì làm sao ta có thể làm gương cho toàn dân?''
Luật pháp trừng phạt nghiêm khắc những người bắt trộm hoặc giết trâu.
Các đê điều được quan tâm đặc biệt, được giao cho những viên quan đặc
biệt chịu trách nhiệm trông coi. Sử biên niên chép lại việc xây dựng nhiều
đê điều và công trình trị thủy khác: Đê Cơ Xá năm 1108, kênh Đầu Nai
năm 1029, sông Lâm năm 1050, sông Lãnh Kinh năm 1089. Nhà Trần