đình, nhất là thuộc các tầng lớp trung lưu, trí thức và thương gia, kỹ nghệ
gia, phải sống nhiều năm liền trong nỗi lo bị xem là phản cách mạng.
Niềm hoan hỉ trong những tháng đầu giải phóng càng phai nhạt dần,
những khó khăn kinh tế và xã hội càng tích lũy nhiều lên do sự cắt đứt viện
trợ Mỹ - khan hiếm lương thực, hàng hóa, thất nghiệp - thời gian những
người bị giam giữ hoặc đúng tội hoặc oan uổng trong các trại ''cải huấn"
càng kéo dài thì sự bất thường trong một số giới càng tăng lên.
Vả chăng, một bóng đen mới càng ngày càng rõ trong quan hệ quốc tế:
xung đột với Campuchia của Pôn-pốt, và nhất là với Bắc Kinh ngày càng
gay gắt thêm, có nguy cơ đe dọa ngay đến những nền móng của chế độ.
Chủ nghĩa quốc tế vô sản tính đoàn kết chiến đấu với các đảng cộng sản
các nước khác là một trong số những nền móng chủ yếu của mọi đảng cộng
sản. Tại Đại hội IV của Đảng Lao động Việt Nam, họp vào tháng Chạp
năm 1976, Đảng Lao động Việt Nam đã lấy tên mới là Đảng Cộng sản Việt
Nam. Sự có mặt của các đoàn đại biểu của rất nhiều đảng đến từ tất cả các
nước thừa nhận tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam, về phương
diện dân tộc cũng như quốc tế. Chỉ duy nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc
vắng mặt. Viện trợ và sự ủng hộ của Trung Quốc không phải chỉ về mặt
kinh tế và chính trị; cuộc xung đột công khai với Bắc Kinh lần này đã phá
hoại nền tảng ý thức hệ của chế độ này. Đội quân xâm lược của Nhật, Pháp,
rồi Mỹ vừa mới bị đẩy lùi thì một mối đe đọa mới đã chọc vào, lần này là
từ một “nước anh em”. Cú sốc là rất nặng đối với cả một thế hệ chiến sĩ đầy
nhiệt tình, phấn khởi đã hy sinh tất cả cho lý tưởng của mình, đối với hàng
triệu thanh niên lóa mắt vì hào quang chến thắng của cha anh mình - những
anh hùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, và còn hơn thế nữa, những
chiến sĩ tiên phong của một xã hội mới. Một ánh hào quang trong chốc lát
bị một vết đen làm hoen mờ đi nhanh chóng: ''Những lạc thú của thành Ca-
pu''(
) Đại đa số cán bộ và chiến sĩ từ bưng biền trở về hoặc từ miền Bắc
vào đã chiếm được lòng khâm phục và mến mộ của mọi người do kỷ luật
chặt chẽ của họ; họ không tơ hào cây kim sợi chỉ của dân và thái độ thân
thiện trái ngược hẳn với lề thói của đội quân ô hợp chế độ cũ. Tuy nhiên