thống nhất, tự thấy mình có nghĩa vụ phải xây dựng một xã hội mới. Theo
con đường nào?Trên những cơ sở nào?
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - cuộc cách mạng đã dâng lên một
cơn sóng thần ghê gớm, lôi cuốn hàng triệu con người ở mọi miền đất
nước, thuộc mọi chính kiến khác nhau - trong suy nghĩ của nhiều người,
phần lớn là người không đảng phái, sự việc có vẻ là đơn giản, cuộc đấu
tranh để giành lại độc lập dân tộc theo “lẽ tự nhiên” sẽ được tiếp tục bằng
việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản lúc bấy giờ tuy mới
chỉ có 5.000 đảng viên, nhưng vẫn được thừa nhận là người lãnh đạo độc
tôn của phong trào dân tộc, vả chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam có thể
giải quyết mọi vấn đề. Một khi chính quyền đã ở trong tay một Nhà nước
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thì con đường đã được vạch ra sáng
tỏ và chính xác cho các công cuộc phá vỡ và cấu trúc lại xã hội lịch sử cần
thiết theo một kế hoạch đã được xác định rất rõ ràng:
– Xóa bỏ chế độ phong kiến, loại trừ từng bước chủ nghĩa tư bản và nền
kinh tư nhân, kinh tế thị trường.
– Cải cách ruộng đất triệt để và hợp tác hóa nông nghiệp, đích cuối cùng
là thành lập những nông trường quốc doanh.
– Phát triển nhanh chóng khu vực kinh tế nhà nước nắm trong tay toàn
bộ quá trình sản xuất - phân phối của cải vật chất theo một kế hoạch chi
phối mọi chi tiết của các hoạt động kinh tế.
– Hội nhập vào “phe xã hội chủ nghĩa”, đối lập với ''phe đế quốc chủ
nghĩa''.
Cùng với việc chia đất nước làm hai miền gần bằng nhau về diện tích và
về số dân, một miền theo chế độ xã hội chủ nghĩa, một miền theo chế độ tư
bản, đã bắt đầu một cuộc thử nghiệm thực sự trên quy mô lịch sử. Cho đến
năm 1975, dường như miền Bắc - nơi đang xây dựng lên không chỉ những
cấu trúc kinh tế mới mà cả những nền móng của một nền văn hóa và đạo
đức dân tộc được đổi mới - đã rõ ràng hơn hẳn miền Nam, nơi kinh tế hoàn