VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 476

phải là những trở ngại không thể vượt qua đối với nhân dân Việt Nam và
đội ngũ trí thức của mình. Sự hội nhập dân tộc đòi hỏi phải giải quyết tuyệt
nọc bệnh sốt rét ngã nước đã hàng bao thế kỷ nay ngăn cản việc khai phá
những vùng rừng núi rộng lớn, phổ biến một ngôn ngữ dân tộc chung thông
qua hệ thống trường học; việc gắn kết các tộc người khác nhau, các nhóm
tôn giáo khác nhau cho đến bây giờ vẫn bị khép kín bên trong phạm vi khu
vực cộng đồng của mình, việc kết hôn giữa người tộc này với người tộc kia,
người thuộc tôn giáo này với người thuộc tôn giáo kia, nếu không bị cấm
kỵ thì chí ít cũng rất khó khăn. Sự hội nhập dân tộc này, muốn tránh những
rối loạn nghiêm trọng, phải bảo tồn các ngôn ngữ, các giá trị văn hóa của
từng nhóm khác nhau, đồng thời lại phải đấu tranh chống những khuynh
hướng ly khai. Việt Nam có ba nhóm tộc người đặc biệt khó hội nhập là
người Hoa, người Khơ-me, người H'mông(Mèo). Về phía các nhóm tôn
giáo, các tín đồ Công giáo chiếm 7-8% dân số cả nước, lập thành một giáo
hội có cấu trúc vững chắc, từ hai thế kỷ nay đã bị coi(hoặc đúng hoặc sai)
là đã cấu kết với các cường quốc phương Tây, từ ngày nước nhà giành lại
được độc lập, họ đã có thể hòa nhập dễ dàng hơn vào cộng đồng dân tộc.
Tuy vậy vẫn còn có vấn đề văn hóa, đạo Thiên chúa tuy du nhập vào Việt
Nam đã lâu ngày nhưng vẫn còn giữ một tính chất ngoại lai khác với đạo
Phật.

Việt Nam ở một ngã ba đường, ngay từ thời tiền sử đã chịu tác động của

nhiều thứ ảnh hưởng rất khác nhau, đặc biệt là những ảnh hưởng đến từ
Trung Quốc và Ấn Độ. Trên cơ sở một nền văn hóa dân gian luôn luôn sinh
động, nền văn hóa bác học được dựng lên xuất phát từ sự hỗn hợp các học
thuyết của Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo. Từ ngày thiết lập những tiếp
xúc với phương Tây bắt đầu từ thế kỷ XVII, nhiều nhân tố văn hóa đã làm
phong phú thêm di sản chung: Thiên chúa giáo, khoa học và kỹ thuật thực
nghiệm, các quan niệm tự do và dân chủ, và ''last but not the least" - đây là
nhân tố cuối cùng nhưng không hề kém phần quan trọng: chủ nghĩa Mác.
Việc đồng hóa các yếu tố văn hóa mới này là một trong những phần thiết
yếu của vấn đề hội nhập dân tộc, của sự hình thành một nền văn hóa mới và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.