42
. Đánh một trận... đánh hai trận: Nguyên văn là “nhất cổ, tái cổ” tức là
hồi trống thứ nhất, hồi trống thứ hai khi ra trận.
43
. Lạng Giang: tên đất, nay thuộc Hà Bắc.
44
. Xương Giang. Xương Giang là tên chữ Hán của sông Thương. Thành
Xương Giang ở trên sông Thương thuộc xã Thọ Xương, tức vùng thị xã
Phủ Lạng Thương(Hà Bắc).
Bình Than: bến sông thuộc Hải Hưng.
45
. Lê Hoa: có lẽ thuộc vùng giáp giới Lào Cai ngày nay(xưa thuộc
Tuyên Quang) hoặc là ở sông Mông Tự(Vân Nam).
46
. Cần Trạm: thuộc vùng Kép(Hà Bắc).
47.
Lãnh Câu và Đan Xá:(câu dưới): Ở gần ải Lê Hoa.
48
Máu chảy trôi chày: do chữ ''huyết lưu phiên chử'' ở Kinh Thư. ý nói
giặc bị chết nhiều.
49
. Thần vũ chẳng giết: do chữ ''thần vũ bất sát'' ở Kinh dịch. ý nói việc
uy vũ thiêng liêng không có giết hại.
50
. Xã tắc: nghĩa đen: nơi tế thần Đất gọi là xã, và nơi tế thần Lúa gọi là
tắc. Nghĩa bóng: chỉ quốc gia.
51
. Bĩ mà lại thái: qua cơn khốn cùng, trở lại thái bình.
52
. Hối mà lại minh: tối rồi lại sáng.
53
. Nhung y: áo giáp mặc khi ra trận, đây chỉ việc đánh giặc. Thiên Vũ
thành trong Kinh Thư có câu: ''Nhân nhung y, thiên hạ đại định'' Một cỗ
nhung y mà thiên hạ được bình định).
54
. Bản này do Bùi Văn Nguyên dịch lại, dựa theo bản của cụ Bùi Kỷ, có
tranh thủ ý kiến của cụ Bùi Kỷ lúc sinh thời và một số các cụ thâm nho
khác.(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X, thế kỷ XVII, Nhà xuất bản
Văn học 1976).
55
. Còn gọi là Bá Đa Lộc.(B.T.)
56
. Lịch sử cuộc Viễn Chinh Nam Kỳ, 1862