VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 84

Chính sách đối với các dân tộc

Như ta biết, nước Việt Nam có nhiều dân tộc, các nhóm dân tộc thiểu số

sống ở những vùng núi, còn dân tộc đa số là người Kinh thì sống ở đồng
bằng.

Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, các dân tộc thiểu số miền núi

đã liên minh với người Kinh để đánh quân xâm lược. Tuy nhiên, sau ngày
giải phóng, các thế lực phong kiến ở vùng châu thổ quay lại thi hành chính
sách bóc lột và áp bức đối với các nhóm dân tộc thiểu số.

Vương triều nhà Lê cai trị các vùng miền núi thông qua những thủ lĩnh

địa phương của các bộ lạc được họ phong cho quan tước. Những viên quan
này thu các loại thuế. Sự kiểm soát các miền núi nghiêm ngặt hơn so với
thời nhà Trần. Những viên quan người Kinh cai trị các tỉnh vùng trung du
cũng tìm cách bóc lột các dân tộc thiểu số.

Hậu quả của chính sách này là những cuộc nổi loạn thường xuyên xảy ra

của các dân tộc thiểu số miền núi và đó sẽ là một trong những nhược điểm
kéo dài trong nhiều thế kỷ của nền quân chủ phong kiến. Người Thái vùng
Tây Bắc nổi loạn năm 1432 ở Lai Châu, năm 1439 ở Sơn La, năm 1440 ở
Thuận Châu; người Tày ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang cũng đã
nhiều lần nổi dậy. Thậm chí, ở miền Tây của tỉnh Nghệ An, các thủ lĩnh địa
phương thuộc họ Cầm đã chiếm giữ được vùng này từ năm 1428 đến 1437.

Tất cả những cuộc nổi loạn này đều bị quân đội nhà Lê đàn áp nghiêm

khắc. Vả chăng, khuynh hướng ly khai của các thủ lĩnh nổi loạn đi ngược
với trào lưu phát triển của lịch sử, bởi về phương diện kinh tế các vùng
châu thổ và vùng núi bổ sung cho nhau. Nhưng những mâu thuẫn giữa các
dân tộc chỉ mất đi cùng với việc thiết lập chủ nghĩa xã hội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.