VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 122

Lựu phun lửa hạ mai chào (tbt) gió đông (pbt)
Cỏ lan lới mục, rêu phong (pbt) dấu tiều (tbt)
(Bích Câu kỳ ngộ)
Khi nào câu sáu chia làm hai đoạn dài bằng nhau, thì chữ thứ hai có thể đổi ra
trắc được. Thí dụ;
Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích Câu kỳ ngộ)
II. Biến thể lục bát
Biến thể lục bát.- Biến thể nghĩa là thể văn có biến đổi đi. Thể này tức cũng là
thể lục bát, nhưng thỉnh thoảng có xen vào một ít câu mà cách hiệp vần và luật
bằng trắc khác thể lục bát nói trên. Thể này thường dùng để viết các truyện có
tính cách bình dân như Quan thế âm, Phạm Công Cúc Hoa, Lý Công , v.v. ..
Sự biến đổi trong cách hiệp vần và luật bằng trắc của lối biến thể lục bát. Nay
lấy mấy câu trong truyện lý công làm mẫu:
Câu sáu: Khoan khoan chân bước lên đường.
Câu tám: Thấy chàng họ Lý ngồi đương ăn mày.
Câu sáu: Đầu thời đội nón cỏ may.
Câu tám: Mặt võ mình gầy, cầm sách giờ lâu.
Câu sáu: Dưới đất có bốn rồng chầu.
Câu tám: kiệu vàng, tàn tía trên đầu hào quang.
Câu sáu: thị Hương xem thấy rõ ràng,
Câu tám: Bước tới vội vàng, chào Lý thánh Quan.
Xét tám câu ấy, ta nhận thấy bốn câu in chữ đứng theo đúng phép tắc thể lục bát,
còn bốn câu in chữ nghiêng là thuộc về biến thể lục bát.
1. Một điều biến đổi là ở cách hiện vần; chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ tư câu
tám, chứ không vần với chữ thứ sáu như trong thể lục bát chính thức.
2. Một điều biến đổi nữa là ở luật bằng trắc:
a) Luật của câu tám: vì chữ yêu vận trong câu tám đổi chỗ, nên luật bằng trắc
của câu ấy cũng phải đổi cho hợp. Câu tám trong thể lục bát bắt đầu bằng bằng
thì trong lối biến thể lại bắt đầu trắc trắc để cho chữ thứ tư là chữ vần đặt được
tiếng bằng. Luật cả câu ấy là:
t T b B t T b B
b) Luật của câu sáu:- Nhiều khi luật của câu sáu cũng thay đổi và bắt đầu trắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.