VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 121

DƯƠNG QUẢNG HÀM

VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU

THIÊN THỨ TƯ: CÁC THỂ VĂN

CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM

Các thể văn riêng của ta: Truyện, Ngâm, Hát Nói

1 Truyện
Lục bát và biến thể lục bát. - Truyện là tiểu thuyết viết bằng văn vần. Các truyện
nôm của ta viết theo hai thể :
I. Lục bát; 2- Biến thể lục bát.
1. Thể lục bát : Lục bát nghĩa đen là sáu tám, vì theo thể này cứ lần lượt đặt một
câu sáu chữ, lại đến một câu tám chữ, muốn đặt dài ngắn bao nhiêu cũng được,
miễn là phải dừng lại ở cuối câu tám.
Cách hiệp vần trong thể lục bát.- Cứ chữ cuối câu trên phải vần với chữ thứ sau
câu dưới và mỗi hai câu mỗi đổi vần, mà bao giờ cũng gieo vần bằng. Theo lệ
ấy thì chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám, rồi chữ cuối câu tám lại
vần với chữ cuối câu sáu sau. Thành ra câu tám có hai vần: một yêu vận ở chữ
thứ sáu và một cước vận ở chữ thứ tám.
Thí dụ: (yv = yêu vận; cv = cước vận):
Thành tây có cảnh Bích câu,
Cỏ hoa họp lại một bầu (yv) xinh sao (cv)!
Đua chen thu cúc, xuân đào,
Lưu phun lửa hạ, mai chào (yv) gió đông (cv)!
(Bích Câu kỳ ngộ)
Luật bằng trắc trong thể lục bát - Luật bằng trắc của thể lục bát theo thứ tự này:
Câu sáu: b B t T b B
Câu tám: b B t Tb B T B
(chữ bằng (B) hay trắc (T) viết hoa là buộc theo luật bằng trắc; còn chữ viết
thường thì không buộc theo đúng luật, theo lệ “nhất , tam, ngũ bất luận” )
Lời chú.- Trong câu tám, tuy chữ thứ sáu và chữ thứ tám đều là tiếng bằng,
nhưng không được cùng một thanh, nghĩa là nếu chữ thứ sáu thuộc phù bình
thanh thì chữ thứ tám phải thuộc trầm bình thanh, hoặc trái lại thế. Thí dụ: (pht
= phù bình thanh; tbt = trầm bình thanh)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.