đành phụ nghĩa.
Đây há dám vong tình.
Giục vó lừa chỉ dăm non xanh.
Cắp bảo kiếm dò lần dặm tía.
(Tống Địch Thanh)
B) Bài hát.- Cách chia làm điệu hát Nam và điệu hát Bắc.
1) Điệu hát Nam. - Điệu hát Nam là những điệu đặt theo hai thể song thất và lục
bát là những thể văn riêng của người Nam ta.
a) Hát Nam - Một bài hát Nam thường có những câu sau này:
Hai câu vỉa đặt theo thể song thất, nhưng câu đầu chỉ có 6 chữ và nhắc lại mấy
chữ ở “câu nói” cuối cùng.
Hai hoặc bốn câu Nam đặt theo thể lục bát.
Một đôi khi, giữa những câu vỉa hoặc giữa câu vỉa và câu nam có xen vào
những câu tán.
Tiếng nhà nghề gọi câu vỉa là câu sống; câu nam là câu mái và câu tán là câu
con.
Điệu hát Nam dùng để đặt những câu văn tức là những câu hát tiếp với câu nói.
Thí dụ: sau đoạn “câu nói: của Trại Ba đã dẫn trên, tiếp đến mấy câu “vãn” theo
điệu hát Nam này:
Trại ba vãn viết:
(vỉa) Bảo liếm dò lần dặm tía,
Nguyện theho chồng vẹn nghĩa tòng phu
Hữu tình mà hoá vô tình,
Bơ vơ nỗi thiếp , lênh đênh dạ chàng.
(Nam) Cương thường một gánh nặng vai,
Cũng nguyền sông trải non trèo mà thôi.
(Tống Địch Thanh)
b) Hát Nam tẫu mã.- Hát Nam còn có một điệu nữa gọi là điệu Nam tẩu mã. Tẩu
mã nghĩa là chạy ngựa; điệu này gọi thế vì giọng hát rất mau. Điệu này cũng đặt
theo thể lục bát, lúc hát đệm thêm những tiếng ây ây vào.
Điệu này cũng dùng để đặt những câu tiếp với câu nói khi một vai tuồng chạy
hoặc đi đâu nhanh. Thí dụ:
Trịnh Kiểm