Hay cũng cơ trời chỉ thế thôi!
(tượng kỳ khí xa, Hồi I, đoạn II, cảnh II)
V. Ngâm là những bài thơ của một vai làm và đọc để tả tình ý của mình. Thí dụ:
Nguyễn Chúa ngâm viết:
(Ta nghĩ lại từ khi ta sai Võ Tánh ra trấn thành Bình Định cũng đã lâu ngày, sau
mà không có tin tức gì đó mà)
Nhạn không tin tức cá không thơ. (Bởi vậy cho nên)
Thổn thức lòng ta luống đợi chờ. (Nhưng rứa mà xem ra lòng người hãy còn tư
cựu đó mà).
Bởi chắc lòng người còn nhớ cũ.
Mong cho nghiệp chúa lại như xua .
(tượng kỳ khí xa, Hồi II, đoạn I, Cảnh II)
b) Hát Bắc tẩu mã.- điệu hát Bắc cũng có lối hát tẩu mã đặt theo thể thơ hoặc thế
phú (cách cú). Thí dụ:
Hát Bắc tẩu mã theo thể thơ:
(Dương Thiên Hổ giả làm quân mọi, lọt vây mà ra) rồi nói: thấu dịch vi, may đã
thoát thân; vọng kinh địa, kíp mau tiến bộ (a):
Hát tẩu mã:
Giang sơn niệm trọng cố thân khinh.
Trường lộ huy tiên khoái mã hành
Bào trạch tam quân ca địch khái
Khẳng dung xú loại tự tung hoành.
(Tân diễn Đệ bát tài tử hoa tiên ký, Hồi thứ nhì)
Hát Bắc tẩu mã theo thể phú:
Trại Ba hát tẩu mã:
Bạc nghĩa vô tình, đông vãng tây chinh hình đắc ảnh.
Địch Thanh hát tẩu mã:
(Công chúa mà cho tôi đi phen này là): Đại ân bất tận địa dung thiên tải cảm hà
thâm.
Trại Ba hát tẩu mã:
(Lưu Khánh mày hể mày): Quái nễ thất phu, đoạn ngã nhất sinh ân ái.
Lưu Khánh hát tẩu mã:
(Nguyên soái theo tôi, tối đố bà): Cảm lai a1cp hụ, xung khai vạn l1y trường đồ