VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU - Trang 90

văn tự hoàn toàn vì còn mấy khuyết điểm sau này:
1/ Có khi một chữ nho mà dùng để viết hai tiếng khác nhau một tiếng cả âm và
nghĩa giống chữ nho, một tiếng chỉ có nghĩa giống chữ nho. Thí dụ chữ (bản)
a) có khi đọc là vốn, như trong câu: Vốn dòng họ Hoạn danh gia (Truyện Kiều)
b) Có khi đọc là bản, như trong câu: Bản sư rôồ cũng đến sau (Truyện Kiều)
2/ Có khi cùng một tiếng mà có hai cách viết khác nhau.
Thí dụ: tiếng đến có thể viết:
a) gồm hai phần: [chí] nghĩa là đến] chỉ ý và [điển] chỉ âm.
b) gồm hai phần: [chí] (nghĩa là đến chỉ ý và chữ [đán] chỉ âm.
3/ Có nhiều chữ nho không viết nguyên hình mà viết tắt.
Thí dụ: chữ cối [âm khác là hội) viết tắt để ghép với bộ mộc thành chữ cội .
4/ Các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Nam nhiều hơn chữ nho, thành ra chữ
nho thiếu chữ để phiên âm nhiều tiếng cho thật đúng, phải dùng những chữ có
âm na ná thôi. Như trong chữ Nho không có hai phụ âm G và R cùng những
nguyên âm kép AU, EO, EN, ON, v.v.
5/ Số thanh trong tiếng Nam nhiều hơn số thanh của chữ nho, nên khó tìm được
chữ phiên âm đúng thanh tiếng Nam. Nhiều khi , muốn cho người đọc biết rằng
một chữ phải đọc khác thanh với chữ nho, có người thêm ở góc tay phải chữ ấy
các dấu nháy (<) hoặc ở góc trên tay trái chữ [khẩu] nhỏ.
Vì các khuyết điểm ấy, nên muốn đọc một bài văn viết bằng chữ nôm, nhiều khi
phải xem cả toàn thiên hoặc cả câu mà đoán; tuy vậy, cũng có khi không được
chắc chắn lắm.
Kết luận: Sở dĩ chữ nôm còn nhiều khuyết điểm và chưa có chuẩn đích, là vì
xưa kia chữ ấy không được triều đình công nhân, nên không được sửa đổi cho
thành hẳn quy củ nhất định, mỗi người mỗi ý, không được nhất trí . Vì khiến có
người am hiểu thanh âm nhân đó mà sửa đổi quy định các thể thức phân mình,
rồi ra một cuốn tự vị ai nấy theo đó mà viết mà đọc, thì thứ chữ có thể soạn ra
thứ văn tự hoàn toàn không khác gì chữ Hòa văn của Nhật bản cũng là mượn
các bộ phận của chữ nho mà đặt ra.
CÁC TÁC PHẨM KÊ CỨU
1) G Cordier, Les trois écritures utilisées en Annam: chữ nho, chữ nôm et quốc
ngữ, Conférence faite à l’ École coloniale à Paris le 28 mars 1925, in Bul. De la
Soc. D’Enseignement mutuel du Tonkin, t.XV Nos 1 pp: 113-122.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.