phái quan Ngự sử là Vũ Duy Tân đến Quảng Nam xem xét. Vũ Duy Tân đi
về tâu rằng, nhân dân mong Nhà vua tới, còn quan lại ở Quảng Nam thì làm
việc lười biếng lại còn tham nhũng. Vua giận, giáng chức của Phan Thanh
Giản, bắt phải vào Quảng Nam cố sức làm việc để sửa lỗi. Hai tháng sau
Phan Thanh Giản lại được phục chức.
- Lần thứ ba xảy ra vào năm Minh Mạng thứ mười chín (1838). Lúc này,
Phan Thanh Giản đang giữ chức Thự thị lang bộ Hộ
. Một hôm, Nhà vua
phát hiện có tờ sớ của địa phương gửi về tâu việc thuộc lãnh vực của bộ
Hộ. Sớ ấy, Nhà vua đã có lời phê, giao xuống cho bộ Hộ vào đúng ngày
trực của Phan Thanh Giản nhưng Phan Thanh Giản lại quên không đóng
đấu ấn vào. Vì việc này, ông lại bị giáng chức, buộc phải ra Thái Nguyên
làm việc một thời gian.
- Lần thứ tư xảy ra vào năm Minh Mạng thứ hai mươi (1839). Năm này,
Phan Thanh Giản giữ chức Thị lang bộ Hộ. Ông và một vị quan trong triều
là Vương Hữu Quang, vốn người cùng làng với nhau. Vương Hữu Quang
tâu việc bị coi là càn quấy nên triều đình định xử tội nặng. Nhờ được Phan
Thanh Giản tìm cách che chở nên Vương Hữu Quang chỉ bị xử nhẹ. Việc
đến tai Vua. Vua cho Phan Thanh Giản là kẻ bênh vực người cùng làng nên
giáng chức của ông, bắt ra coi việc ở nhà kho.
- Lần thứ năm xảy ra vào năm Minh Mạng thứ hai mươi mốt (1840). Lần
này, Phan Thanh Giản được cử làm Phó Chủ khảo trường thi Hương ở
Thừa Thiên. Bấy giờ, có Mai Trúc Tùng làm bài phú bị trùng vần mà Phan
Thanh Giản không biết. Sau, các quan ở bộ Lễ phát hiện ra, vì thế, Phan
Thanh Giản bị giáng một cấp. Nhưng, cũng chẳng bao lâu sau đó, ông được
phục chức và được thăng làm Thự Thị lang bộ Binh.
Suốt thời Thiệu Trị rồi suốt hơn một chục năm đầu thời Tự Đức, hầu như
Phan Thanh Giản không bị trách phạt gì, lại còn được liên tiếp thăng chức.
Nhưng, chẳng ai ngờ kết cục bi thảm đang chờ ông.
- Lần thứ sáu xảy ra vào năm Tự Đức thứ mười lăm (1862), Lúc này,
thực dân Pháp đã ngang nhiên nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình Tự
Đức bàn nên thương lượng với Pháp, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp