VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 1046

xin tình nguyện đi. Đến Gia Định, chính Phan Thanh Giản và Lâm Duy
Hiệp đã kí hòa ước Nhâm Tuất (1862), cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì là
Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cho Pháp, lại còn chấp thuận bồi
thường cho Pháp 4.000.000 đồng chiến phí! Bởi việc này, Phan Thanh Giản
bị quở, bị cách chức nhưng vẫn lưu lại để làm việc như cũ. Năm sau
(1863), ông được sung làm Chánh sứ sang Pháp và đến năm 1864 thì ông
được thăng làm Thượng thư bộ Hộ.

- Lần thứ bảy xảy ra vào năm Tự Đức thứ hai mươi mốt (1868), tức là

đúng một năm sau khi Phan Thanh Giản đã qua đời. Trước đó, Phan Thanh
Giản được vua Tự Đức giao trách nhiệm thương lượng với người Pháp
thêm một lần nữa. Nhưng, người Pháp đã bất chấp mọi lời đề nghị. Năm
1867, đến lượt ba tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang và Hà
Tiên lại lọt vào tay thực dân Pháp. Phan Thanh Giản đau xót, hoang mang
và hoảng sợ. Rốt cuộc, ông đã nhịn ăn và uống thuốc độc để tự tử. Vua Tự
Đức hạ lệnh truy tước hết mọi chức hàm của ông, đồng thời, đục bỏ tên ông
ở bia Tiến sĩ.

Lời bàn
Bảy lần bị trách phạt, trước sau mức độ tuy có khác nhau nhưng lỗi của

Phan Thanh Giản thì gần như chỉ có một, ấy là sự bất cẩn. Thường dân mà
bất cẩn thì hại nhà, nhiều lắm cũng chỉ hại làng hại xóm. Nhưng là quan mà
bất cẩn thì hại nước, hại dân, mức độ thật khó mà lường được. Không thể
đổ hết trách nhiệm để mất nước cho Phan Thanh Giản, nhưng trong số
những người phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về đại họa mất nước, hẳn
nhiên phải có Phan Thanh Giản. Sau lần thứ bảy, Phan Thanh Giản chẳng
còn có thể chuộc lại lỗi lầm, thế mới biết, sự cẩn trọng lúc sinh thời cần
thiết biết là bao. Lường trước tính sau vẫn chưa chắc đã tránh hết mọi sai
lầm huống chi là vội vã.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.