29. Lược truyện Nguyễn Bá Nghi
Nguyễn Bá Nghi người làng Lạc Phố, huyện Mộ Hoa (sau đổi là Mộ
Đức) tỉnh Quảng Ngãi, không rõ sinh năm nào, chỉ biết ông mất vào năm
Tự Đức thứ hai mươi ba (tức năm 1870), sau ngót 40 năm làm quan. Theo
Quốc triều Hương khoa lục (quyển 1) thì Nguyễn Bá Nghi đỗ Cử nhân tại
trường Hương – Thừa Thiên, khoa Tân Mão (1831) và năm Nhâm Thìn
(1832), ông đỗ Phó bảng. Buổi đầu, ông làm Tri huyện, sau thăng làm Tri
phủ. Nhờ có tiếng là ngay thẳng, ông được trao chức Thự án sát
Long. Tại đây, vì xử án cẩu thả, ông bị cách chức một thời gian. Đầu đời
Thiệu Trị (1841-1847), Nguyễn Bá Nghi được làm Thị giảng Học sĩ
, rồi
được thăng làm Thự Thị lang bộ Lại
, nhưng chẳng được bao lâu lại bị
giáng xuống làm Thị giảng Học sĩ như cũ. Năm 1844, Nguyễn Bá Nghi lại
được thăng làm Thự Bố chánh
An Giang. Năm 1846, ông lại về kinh, giữ
chức Thị lang bộ Lễ và sang năm 1847 thì được ăn lương ngang với hàng
Tòng nhị phẩm
.
Dưới thời Tự Đức, Nguyền Bá Nghi từng được phong tới các Tổng đốc
Sơn Hưng Tuyên rồi Thượng thư bộ Hộ. Ông là một trong những bậc đại
thần có danh vọng lớn.
Sách ĐNi Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 27) có chép về
đoạn cuối cuộc đời của Nguyễn Bá Nghi như sau:
“Năm (Tự Đức) thứ mười bốn (tức năm 1861 – NKT), quân Pháp vây
hãm Đại Đồn ở Gia Định, Nguyễn Tri Phương trúng đạn và bị thương, cho
nên, triều đình đặc cách, chọn (Nguyễn) Bá Nghi làm Khâm sai Đại thần,
thống lĩnh hết số quân mới sai phái đến, cùng với các quan ở quân thứ (Gia
Định) tính toán các việc mà làm. (Nguyễn) Bá Nghi vừa đem cờ tiết tới nơi
đã nói rằng, đánh hay giữ đều không tiện, bèn sai người đến (dinh trại của
quân Pháp) xin giảng hòa. Ông lại ghi sự trạng đang xảy ra, định dâng lên
Vua. Đúng lúc đó, lại được dụ của Vua, đại ý nói rằng, nếu có chủ ý gì, cứ
việc thẳng thắn tâu lên. (Nguyễn) Bá Nghi nhân đó tâu rằng: -Sự thế của