VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 1049

cho nên, ngoài kế giảng hòa ra, thần chỉ xin chịu tội (chớ không nghĩ đến
kế khác). Còn nhớ, vào khoảng cuối thời Minh Mạng, đầu thời Thiệu Trị,
triều đình đem binh dẹp yên được giặc (Lê Văn) Khôi cùng hai nước Xiêm
(La) và (Cao) Man

[784]

, ấy là nhờ đất Nam Kì nhiều sông ngòi, quân thủy bộ

dễ tiếp ứng cho nhau. Đường sông thì các loại thuyền nhẹ lướt đi nhanh
nhẹn. Súng to đạn nặng thì đã có thuyền lớn từ biển chở vào. Lương thực
thì đã có sáu tỉnh cung ứng đầy đủ. (Thuận lợi là thế) mà cũng phải mất ba
năm mới xong việc (dẹp Lê Văn Khôi), và hơn hai năm nữa mới buộc được
Cao Man đến giảng giải. Nay xét sáu tỉnh (Nam Kì) thì hai tỉnh Gia Định
và Định Tường, người Pháp đã chiếm cứ từ Cao Man đến tận biên, hai tỉnh
Vĩnh Long và Biên Hòa thì cách trở khó thông. Vả chăng, Biên Hòa là nơi
tiếp giáp với nơi họ đã chiếm; sau lưng có rừng, rừng ấy lại tiếp giáp với
Cao Man. là nơi xung yếu mà biệt lập. Cho nên, bốn tỉnh nói trên, cho dẫu
đầy đủ thuyền bè cũng khó mà đối địch được với tàu của họ. (Người xưa)
nói, binh thuyền dẫu nhiều vẫn chưa hẳn dùng được là vậy. Hiện nay, người
Pháp đã chiếm cứ Gia Định, ta hòa hay không hòa cũng đã kém thua họ rồi.
Giá thử nghị hòa mà họ vẫn không giao trả cho ta thì sự kém thua cũng chỉ
dừng ở mức ấy, mà ba tỉnh còn lại vẫn thuộc về ta, đường dịch trạm và
đường biển vẫn còn thông, có thể tạm đỡ nguy cơ trước mắt để mưu tính
việc sau. Nếu cho như thế là thua kém mà không chịu giảng hòa với họ, thì
họ đâu dễ chịu ngồi yên. Sáu tỉnh Nan Kì ắt sẽ bỏ mất kể từ đó, việc buôn
bán lưu thông đường biển đường sông cũng bị cắt đứt. Quả thật, việc đáng
ngại lại là việc khó nói, thần chẳng dám quá lời. Cho nên, hòa giải tuy là
kém thua nhưng việc Nam Kì từ đó còn có thể mưu tính được, nếu không
hòa giải, thần chẳng biết là sẽ phải đợi nghị tội ở đâu. Giờ đây, thế nước ở
ngoài đã vậy, tình hình sáu tỉnh lại như thế kia, việc đánh hay giữ đều quyết
không thể nào làm được. Đã không thể đánh hay giữ, chỉ đánh cho có đánh,
thì việc ấy chỉ khiến họ dùng binh, tổn hại càng lớn mà thôi. Từ trước đến
nay, thần không đắp đồn lũy, giảm bớt sự kêu đòi thêm binh lương cũng là
vì nghĩ như thế. Đó là chủ ý của thần, cúi xin (bệ hạ) quyết đoán để cho
(chính thức) thi hành, nhằm cứu khổ cho dân và binh, nhất là từ Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.