VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 25

nào đo, cũng có thể coi là biểu tượng của những thử thách chất chồng đó
thôi.

Việc Nhà vua nghênh đón Giang sứ có cái gì đó phảng phất hình ảnh các

vị minh quân hồ hởi đón lời hay trong thiên hạ. Việc Giang sứ không chút
quản ngại, cùng Vua lên tận núi Thất Diệu để diệt yêu quái, sau lại còn
thanh thản trút móng tặng Vua, tất cả nào có khác gì hình ảnh những người
vô danh trong trăm họ, đã hết lòng phò tá chí lớn của Nhà vua!

Nhà sử học lỗi lạc của nước nhà (thế kỉ thứ XV) là Ngô Sĩ Liên nói rằng:

“Việc làm của thần là dựa theo ý người, thần nhập vào vật mà nói. Khi
nước sắp thịnh. thần minh giáng xuống để xem đức hóa, khi nước sắp mất,
thần minh cũng giáng xuống để xét tội. Cho nên, cũng có khi thần giáng mà
thịnh, lại cũng có khi thần giáng mà suy” (Đại Việt sử kí toàn thư, ngoại kỉ,
quyển 1, tờ 10-b).

Như An Dương Vương, thần minh giáng lần đấu thì đắp xong Loa

Thành, dựng nên quốc gia Âu Lạc hùng mạnh: thần minh giáng lần thứ hai,
quân thua nước mất. Người xưa tin như vậy và đã trịnh trọng chép vào sử
như vậy. Gấp sách lại, xin bạn chớ bao giờ tự hỏi rằng đáng tin hay không
đáng tin, mà tốt hơn cả, bạn nên tự hỏi rằng cổ nhân muốn kí thác điều gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.