16. Sự tích đầm Dạ Trạch
Ở huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên ngày nay, có khu đầm lầy rất rộng,
với nhiều tên gọi khác nhau như: đầm Dạ Trạch, Nhất Dạ Trạch (cái đầm
hình thành sau một đêm), Mạn Trù Châu (bãi Giăng Màn), Tự Nhiên Châu
(bãi Tự Nhiên),v.v. Tuy nhiên, tên gọi phổ biến và quen thuộc nhất vẫn là
đầm Dạ Trạch. Sự tích đầm Dạ Trạch khá li kì. Nay, xin được trích từ sách
Lĩnh Nam chích quái để giới thiệu về đầm Dạ Trạch, còn lời bàn về câu
chuyện li kì này, xin kính nhường bạn đọc.
“Vua Hùng Vương thứ ba sinh hạ được một người con gái, đặt tên là
Tiên Dung. Tiên Dung lên mười tám tuổi, dáng người xinh đẹp, chỉ thích
ngao du thiên hạ, không muốn lấy chồng. Nhà vua yêu chiều nên cũng để
nàng thỏa thích. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng hai hoặc tháng ba, Tiên
Dung sắm sửa thuyền bè, chu du ra tận ngoài biển, có khi mải vui quên cả
ngày về.
Bấy giờ ở làng Chử Xá, có hai cha con rất hiền từ và hiếu thảo là Chử Vi
Vân và Chử Đồng Tử. Chẳng may nhà họ gặp hỏa hoạn, của cải cháy hết,
hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố bằng vải, ra vào phải thay nhau mà
mặc. Đến lúc cha già lâm bệnh, gọi con là Chử Đồng Tử tới, nói rằng: -Cha
chết cứ để trần truồng mà chôn, con hãy giữ khố lại, có thế mới mong khỏi
xấu hổ.
Nhưng khi cha mất, Chử Đồng Tử cứ chôn khố theo cho cha, còn mình
thì chịu cảnh đói rét trần truồng, rất khổ sở. Chử Đồng Tử thường ra sông
câu cá, hễ thấy có thuyền buôn đi qua thì đứng ngâm mình dưới nước mà
xin ăn.
Thế rồi hôm đó, không ngờ thuyền của Tiên Dung tới. Nghe có tiếng
chiêng trống, sáo kèn náo nhiệt và thấy nghi trượng
Tử hoảng sợ lắm. Nhân thấy trên bãi cát ven sông có mấy khóm lau lơ thơ
vài ba gốc, Chử Đồng Tử bèn vào moi cát vùi thân, nấp ở đó. Phút chốc,
thuyền của Tiên Dung tới. Nàng dừng lại và lên bờ dạo chơi rồi hạ lệnh cho
quây màn chung quanh khóm lau làm nơi tắm gội. Tiên Dung vào màn cởi