VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 54

trong thần thoại), nhân khi khách buôn ghé vào lấy nước, Chử Đồng Tử
bèn lên núi dạo chơi, thấy trên đó có một cái am nhỏ, trong am có một vị sư
tên là Phật Quang. Phật Quang truyền phép cho Chử Đồng Tử. Chử Đồng
Tử bèn đưa tiền cho người khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học
phép thuật. Sau, khách buôn trở lại am đón Chử Đồng Tử cùng về. Sư Phật
Quang tặng cho Chử Đồng Tử một cái gậy, một chiếc nón lá và dặn: -Tất cả
các phép thần thông linh ứng đều đã ở cả đây.

Chử Đồng Tử về, đem chuyện học đạo kể hết cho Tiên Dung. Tiên Dung

giác ngộ, bỏ cả quán chợ và nghề buôn, cùng Chử Đồng Tử đi chu du tìm
thầy học đạo. Có hôm đi xa, tối đến vẫn chưa kịp về nhà, đành nghỉ tạm
dọc đường, dựng gậy rồi úp nón lên để làm chỗ che thân, chẳng dè vào đến
canh ba thì các thứ lầu vàng gác tía, thành quách, lâu đài, kho tàng, miếu
mạo cùng vô số vàng bạc châu báu, giường chiếu trướng màn, tôi tớ nam
nữ và thị vệ … hiện ra la liệt trước mắt. Sáng hôm sau, ai ai trông thấy
cũng đều kinh ngạc, bèn đem hoa quả cùng các thức ăn ngon tới dâng, xin
làm bề tôi. Từ đó, (Chử Đồng Tử và Tiên Dung) có đủ trăm quan văn võ và
binh sĩ túc vệ, dựng thành một nước riêng.

Hùng Vương nghe tin ấy, cho là con gái có ý làm loạn, bèn đem quân đi

đánh. Quân của Hùng Vương sắp tới nơi, quần thần xin đem binh lính ra
chống cự. Tiên Dung cười nói: -Việc này không phải do ta làm mà là do
trời khiến vậy. Sống chết có trời, làm con ai chống lại cha bao giờ. Xin hãy
thuận theo lẽ, cứ để mặc cho (quân của vua cha) chém giết.

Lúc ấy, những dân mới theo đều sợ mà chạy tứ tán, chỉ có dân cũ ở lại

cùng Tiên Dung. Quân của Hùng Vương đến, vì trời đã tối nên dựng dinh
trại ở bãi Tự Nhiên, phía bên kia bờ sông. Đêm ấy, trời nổi gió to, cây bật
gốc, cát bay mù mịt, quân của Hùng Vương rối loạn. Tiên Dung cùng Chử
Đồng Tử và bộ hạ phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụt xuống
thành một cái đầm rất lớn. Sáng sớm hôm sau, người ta chẳng thấy lâu đài
thành quách đâu nữa, cho đó là điều linh dị, bèn lập miếu thờ, bốn mùa
cúng tế. Người ta nhân đó gọi đầm ấy là Nhất Dạ Trạch, bãi cát ấy là bãi Tự
Nhiên hoặc bãi Màn Trù và chợ ấy là Hà Thị”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.