(Trần) Bá Tiên cố theo dấu tìm đánh nhưng không sao đánh được. Người
trong nước gọi (Triệu Quang Phục) là Dạ Trạch Vương.
“Nhà vua (chỉ Triệu Quang phục – NKT) ở trong đầm, thấy quân nhà
Lương không chịu rút lui, bên đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kính cáo với
trời đất quỷ thần. Thế rồi điềm lành hiển hiện, vua được mũ đâu mâu
có
móng rồng dùng để đi đánh giặc. Thế quân từ đó ngày một mạnh mẽ,
không ai địch nổi.
Tục truyền: Thần nhân trong đầm chính là Chử Đồng Tử. Lúc ấy, Chử
Đồng Tử cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, trút móng rồng trao cho Nhà
vua, bảo Vua đem cài lên mũ đâu mâu mà đi đánh giặc”.
…Trần Bá Tiên mưu tính cấm cự lâu ngày, khiến cho quân của Nhà vua
hết lương thì có thể phá được. Nào ngờ lúc ấy nhà Lương có loạn Hầu
Cảnh, phải gọi Trần Bá Tiên về. Trần Bá Tiên ủy thác cho Dương Sàn đánh
nhau với Nhà vua. (Dương) Sàn chống cự không nổi, bị giết, quân nhà
Lương tan vỡ, tháo chạy về Bắc. Nước nhà lại được yên. Nhà vua vào
thành Long Biên ở”.
Lời bàn
Binh pháp cổ thường nhấn mạnh đến yếu tố địa lợi, coi đó như một trong
những nguyên nhân quan trọng của thắng lợi cuối cùng. Triệu Quang Phục
bám lây đầm Dạ Trạch, tức là đã bám lấy được yếu tố địa lợi rồi vậy. Đó
chưa phải là tất cả địa lợi của nước ta đương thời, nhưng đó rõ ràng là tất cả
những gì thuộc về địa lợi mà nghĩa quân của ông có thể bám được và biến
được thành sức mạnh của chính mình. Ở đời, mọi sự hay không phải chỉ ở
chỗ nó thực sự hay, mà còn ở chỗ, sự ấy ta hoàn toàn có thể làm được, hoàn
toàn trong tầm tay của ta.
Trần Bá Tiên đem quân đi đánh đất người, vậy mà tính kế cầm cự lâu
ngày, tức là đã cố làm điều không thể làm vậy. Ngược lại, đội quân của
Triệu Quang Phục kiên quyết bám đầm Dạ Trạch để chờ thời, tức là làm
điều hoàn toàn có thể làm được. Cho nên, quân Triệu Quang Phục thắng
lợi, chuyện có gì là lạ đâu.