Đại Hưng, nhưng bị người giữ cửa chống lại, không sao vào được. Nhà vua
tự mình thống suất quân sĩ tuần hành ở phía trong thành, đồng thời sai
người giơ cao đầu Trần Chân cho ai ai cũng thấy. Bọn Kính, Áng bèn rút
lui về tụ họp ở Yên Lãng
rồi sau lại đưa quân đánh vào kinh thành. (Vì bị
bất ngờ), đang đêm, Vua phải chạy sang Gia Lâm lánh nạn, sáng hôm sau
lại đến Dương Quang
(nay thuộc Bắc Ninh – ND), vào nhà Đô lực sĩ là
Đàm Cử, quá trưa vẫn chưa có cơm ăn”.
Giết Trần Chân, Vua trừ được một kẻ kiêu rông, nhưng chính Vua lại tự
tiêu hao thực lực của mình. Đúng lúc đó, Mạc Đăng Dung ra tay. Cũng sách
trên (quyển 26, tờ 39 và 40) chép tiếp: “Nhà vua ở Dương Quang, hạ lệnh
triệu Đăng Dung ở Hải Dương về. Đăng Dung đến bái yết Vua xong thì cho
quân thủy đóng ở sông Nhị
, lấy cớ là Vua ở Dương Quang xa xôi cách
trở, nay xin chuyển về bến Bồ Đề để tiện việc thủy quân chầu chực hộ vệ.
Đăng Dung còn mật bàn cùng bọn Kính và Áng, nói rằng, việc giết chết
Thiết Sơn Bá (tức Trần Chân – ND) là do lời gièm pha của bọn Chử Khải,
Trịnh Hựu và Ngô Bính, nay nếu giết cả ba người ấy đi thì vua tôi lại (được
bình an) như cũ, chứ không ai dám có mưu toan gì. Đàm Cử cũng tán
thành. Bởi vậy, Nhà vua bèn giết bọn Chử Khải, tất cả ba người, hòng cứu
vớt hoạn nạn, nhưng sau đó, bọn Kính, Áng lại càng kiêu ngạo hoành hành,
nắm hết cả quyền bính chứ không chịu buông tha”.
Lời bàn
Cổ nhân dạy rằng, kiêu rông là tự hại mình, kiêu rông với vua kém tài ít
đức là tự nhận lấy cái chết cho mình. Ngẫm chuyện Trần Chân mà thấy lời
ấy thật đúng lắm thay!
Thói thường, vua u tối thì tàn bạo và càng tàn bạo thì càng u tối. Cho
nên, Lê Chiêu Tông trừ được Trần Chân mà có diệt hết được nạn chuyên
quyền đâu. Mất Trần Chân lại có Mạc Đăng Dung, chuyện ấy chẳng có gì
là lạ.
Thương thay Chử Khải, Trình Hựu và Ngô Bính. Sử không cho hay chư
vị lúc ấy xuân xanh đã được bao nhiêu, song, xem phép xử thế thì thấy chư