62. Ngày tàn của Chiêu Tông
Từ năm 1520, Mạc Đăng Dung chỉ chuyên lo củng cố thế lực của mình.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 27, tờ
1) viết rằng:
“Đăng Dung xin được nắm tất cả binh quyền, nói như thế sẽ tiện việc càn
quét giặc giã hơn. Quan Lễ bộ thượng thư là Phạm Gia Mô (người có quan
hệ thông gia với Mạc Đăng Dung – ND) nói rằng, nếu để binh quyền phân
tán khắp cả năm phủ (đó là Đông quân, Tây quân, Nam quân, Bắc quân và
Trung quân – ND) thì Đăng Dung khó có thể làm hết những gì mình đáng
phải làm. Nói rồi, Gia Mô hết sức đề nghị đống liêu cùng bảo cử Đăng
Dung. Nhà vua từ đó liền cho Đăng Dung tiết chế hết quân doanh thủy bộ
khắp cả mười ba đạo và dùng Gia Mô làm Tán lí quân vụ
. Vậy là hết
thảy quân đội tinh nhuệ cùng khí giới sắc bén cả nước từ đấy nằm gọn
trong tay Đăng Dung”.
Cũng sách trên (quyển 27, tờ 3) viết tiếp:
“Khi ấy, Đăng Dung chuyên quyền chinh phạt, uy thế ngày càng lớn,
lòng người hướng dần về Đăng Dung. Kẻ thân tín của Đăng Dung là Phạm
Gia Mô cùng phe đảng chia nhau nắm giữ quyền bính trong triều. Hữu đô
đốc
là Vũ Hộ (em rể Đăng Dung) làm Tổng trấn Sơn Tây, hai đàng cùng
ngầm trao tin tức cho nhau. Bà con và bè đảng Đăng Dung đâu đâu cũng
có, cấu kết mật thiết với nhau. Bọn quan Thượng thư như Trình Chí Sâm và
Nguyễn Ung cũng hùa theo.
Đăng Dung tiến Vua một người con gái nuôi của mình, được Vua cho
làm tần ngự trong cung. Người này theo dõi mọi động tĩnh của Nhà vua.
Đăng Dung lại cho em là Quyết coi quân túc vệ và con trai là Đăng Doanh
giữ điện Kim Quang. Đăng Dung còn tiếm dùng thuyền rồng và lọng
phượng, ra vào cung cấm không chút dè sợ gì cả. Những người tâm phúc
của Nhà vua như Thự Vệ
là Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ là Nguyễn Thọ và
Đàm Cử … đều bị Đăng Dung giết hết”.