Sau, Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang. Nhã Lang xin cưới con gái của
Nhà vua là Cảo Nương làm vợ. Nhà vua bằng lòng. Từ đó, hai bên thành
thông gia. Nhà vua rất yêu quý Cảo Nương, bèn cho Nhã Lang được ở rể’’
Nhã Lang ở rể vừa được ba năm thì biến cố lớn đã xảy ra, mà với biến cố
này, Nhã Lang vừa là thủ phạm, lại cũng vừa là nạn nhân. Sách trên (tờ 20-
a) khi chép chuyện năm Canh Dần (570) cho biết như sau:
“Nhã Lang nói với vợ rằng: -Trước kia, cả hai vua cha cùng thù oán
nhau, vậy mà nay lại kết nghĩa thông gia, sự thể quả là rất hay. Nhưng, vua
cha của nàng có thuật gì hay mà đẩy lùi được quân của vua cha ta?
Cảo Nương không hề hay biết ẩn ý của chồng, bèn bí mật lấy mũ đâu
mâu có gắn móng rồng cho chồng xem. Nhã Lang nhân đó, tráo cái móng
rồng ấy, rồi nói với Cảo Nương rằng: -Ta nghĩ, ơn sâu của cha mẹ lớn kể
như trời đất. Nay, vợ chồng yêu quý nhau, không nỡ xa cách, nhưng ta
cũng quyết phải tạm dứt tình để về thăm cha mẹ.
Nhã Lang trở về, cùng với cha, bàn mưu đánh chiếm nước của Triệu Việt
Vương’’.
…”Nhà vua (đây chỉ Lý Phật Tử) phụ lời thề ước, đem quân đánh úp
Triệu Việt Vương. Lúc đầu, Triệu Việt Vương chưa rõ cơ sự, vội đem quân
và đội mũ đâu mâu đứng chờ. Quân của Nhà vua ào ạt tiến đến, Triệu Việt
Vương tự biết yếu thế không sao chống cự nổi, bèn đem con gái chạy về
phía Nam, tính tìm đất hiểm để có thể ẩn náu mà mưu sự lâu dài. Nhưng,
chạy tới đâu cũng bị quân của Nhà vua đuổi theo sát gót. Triệu Việt Vương
phi ngựa về cửa biển Đại Nha (nay là cửa Liêu, thuộc huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định). Khi thấy biển chắn trước mặt, Triệu Việt Vương than rằng:
-Ta hết đường chạy rồi!
Nói xong thì nhảy xuống biển tự tử. Nhà vua đuổi đến nơi, thấy trước
mặt chỉ có biển mênh mông, không rõ Triệu Việt Vương chạy đường nào,
bèn quay trở lại. Họ Triệu đến đó thì mất nước. Người đời sau thấy có
nhiều chuyện linh thiêng dị thường, bèn lập đền thờ ở cửa biển Đại Nha’’.
Lời bàn