ban điềm lành, những ngôi sao tai dị sẽ theo độ số mà lui, hòa khí lại hiện
ra như cũ.
Nhà vua (xem xong), đem tờ tâu ấy cất vào cung”.
Chép đến đây, các tác giả của sách Khâm định Việt sử thông giám cương
mục đã hạ hút viết lời phê như sau:
“Việc cần kíp nhất lúc này, không gì hơn việc làm sao cho danh phận vua
tôi rõ ràng và đúng mức, thế mà bầy tôi chi nói lời viển vông cốt chỉ để gọi
là có nói, thật đáng khinh khi và đáng chê cười”.
Lời bàn
Mức độ giá trị lời tâu của quần thần đương thời, xin hãy tạm gác sang
một bên, bởi vì, thời ấy thiên hạ vẫn cho rằng nghĩ như thế là phải. Vả
chăng, họ đã dẫn cả Chu thư, nghĩa là cũng “nói có sách, mách có chứng”
đó thôi.
Quần thần khuyên Nhà vua giữ đức và lập đàn cầu trời, nhưng họ có biết
đâu, trời của Vua không ở trên đầu Vua mà lại ở … dưới ngai Vua: chúa
Trịnh! Các tác giả sách Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục đã nói
rất đúng rằng: “Việc cần kíp nhất lúc này không gì hơn việc làm sao cho
danh phận vua tôi rõ ràng và đúng mức”. Mạng Vua trong tay Chúa, thử
hỏi, Vua làm sao có thể thay mặt trăm họ mà cầu xin với đấng cao xanh?
Chính sự rối bời, đạo lí tả tơi, ngay ở nơi chí tôn của thiên hạ, trăm quan
thích hùa theo kẻ mạnh nhưng lại hay nói chuyện đức hạnh, ấy là bởi vì ở
đời, người thiếu cái gì thì hay nói mãi về cái ấy mà thôi.
Vua cất tờ tâu ấy vào cung, vậy là xem ra, Vua cũng khôn khéo hơn
người, nếu không, hậu thế làm sao có thể hiểu được thế thái đen bạc của
thời Vua trị vì!