trị đời. Nay, loài hôi tanh làm phản, bốn biển đều thù ghét chúng.
Tráng sĩ Sở – Thục
nổi như mây, cờ nghĩa Ngô – Việt
Trẫm rất mến yêu, khen ngươi trung thành, vì thế, sai quan Hàn lâm
Phan Kỳ, quan Khoa đài Lý Dụng Tiếp, đem phù tiết sang phong ngươi làm
An Nam Quốc Vương. Ôi, phẩm phục nhận lấy, ấy là vâng mệnh trời, ngọc
khuê bích này sẽ truyền tới con cháu. Ngươi được làm vua nước ngươi,
chăn dân nước ngươi, khiến cho kẻ nông tang
Cõi xa về chầu, trấn phiên tới cống, ngọc cung cầu
chớ biếng chức xưa
…”.
Sau khi đã phong Lê Duy Hựu làm An Nam Quốc Vương, tháng 10 năm
Tân Mão (1651), nhà Minh lại sai sứ sang phong Trịnh Tráng làm An Nam
Phó Quốc Vương! Tờ sắc phong này được sách Đại Việt sử kí toàn thư
(Bản kỉ tục biên, quyển 18, tờ 41-b và tờ 42a-b) chép như sau:
“Trẫm nghĩ: Tổ tông dựng nên bờ cõi, thanh giáo ban ra khắp nơi, lấy lễ
và tín mà đối đãi với ngoại phiên để giữ gìn phên giậu cho nhà nước. An
Nam Quốc Vương, người họ Lê của nước ngươi, ở nơi cõi Nam xa xôi, đời
đời thần phục, đức nặng lòng trung, luôn kính vâng mệnh. Xét ra, sở dĩ
được như thế là bởi có công của các đời ông cha Phụ quốc chính
Tráng ngươi, chung thủy khuông phò, công giúp rập được ghi để lưu
truyền, tỏ rõ lòng trung với nước. Đến đời Trịnh Tráng nhà ngươi, công
danh rực rỡ, dân chúng xiêu lòng, ngươi phò vua giúp dân, lo tròn phận sự,
trẫm đã biết rõ.
Mới rồi, trẫm đóng tại Việt Tây (chỉ vùng Quảng Tây, Trung Quốc –
ND) mưu việc khôi phục, sớm khuya lo nghĩ, tính đã 5 năm. Nay, bề tôi cũ
là những bậc danh thần ở vùng Xuyên Sở (vùng phía Nam Trung Quốc –
ND) đều lũ lượt tới giúp. Đại quân đi đến đâu, muôn bếp khói tụ, thế quân
lừng lẫy.
Cũng như những người phò tá trước kia, Trịnh Tráng ngươi đã dâng biểu
nạp cống, dẫu chân có mỏi cũng không dám để thiếu, trẫm rất khen ngợi.
Đành vẫn có kẻ gièm pha, trẫm vẫn không chấp nhất. Vậy, đặc biệt ban ân